Tin mới

Giải mã bí mật của siêu trăng và "trăng máu" xuất hiện trong tháng 9

Thứ bảy, 12/09/2015, 13:40 (GMT+7)

Trong tháng 9, siêu trăng và trăng “máu” sẽ xuất hiện. Tuy nhiên việc hai hiện tượng xuất hiện cùng một ngày có liên quan gì đến thiên nhiên, sức khỏe con người, động vật.

Trong tháng 9, siêu trăng và trăng “máu” sẽ xuất hiện. Tuy nhiên việc hai hiện tượng xuất hiện cùng một ngày có liên quan gì đến thiên nhiên, sức khỏe con người, động vật.

Để hiểu rõ về vấn đề này, ngày 9/9 PV báo Người Đưa tin đã có cuộc trao đổi với anh Đặng Tuấn Duy, chủ nhiệm CLB Thiên Văn nghiệp dư TP. HCM – HAAC về hiện tượng siêu trăng.

28/9 là lần xuất hiện cuối cùng

Giải thích về hiện tượng siêu trăng và trăng máu, anh Duy cho biết, trong tháng 9/2015, trăng tròn sẽ diễn ra vào 9 giờ 52 phút sáng ngày 28/9, trước đó khoảng 60 phút cùng ngày, Mặt trăng đạt tới vị trí cận điểm của nó trên quỹ đạo quanh Trái đất, và đây là vị trí gần nhất trong năm 2015 ở khoảng cách 356,876 km khiến nó có độ sáng gấp 30 lần bình thường và to hơn khoảng gần 20%. Chính vì thế nó được gọi là siêu trăng. Đây có thể xem làm lần trăng tròn gần nhất và sáng nhất trong năm 2015.

Theo đó, khi hiện tượng “trăng tròn cận điểm” hay “siêu trăng” diễn ra thì được cho là sáng và lớn hơn so với trăng tròn bình thường hằng tháng. Tuy vậy, rất khó quan sát điều này bằng mắt thường, chỉ qua việc chụp ảnh với cùng tiêu cự máy ảnh thì chúng ta mới nhận ra điều này. Đây là với công cụ đo, còn với mắt thường thì chúng ta hoàn toàn rất khó để có thể nhận biết được điều này.

Anh Duy cho biết, sau khi hiện tượng siêu trăng xuất hiện, vùng tối tạo ra bởi Mặt trăng chia làm 2 vùng, vùng nửa tối và vùng tối. Nếu Mặt trăng trong quỹ đạo quanh Trái đất của nó đi vào vùng nửa tối thì nguyệt thực nửa tối sẽ diễn ra, nếu Mặt trăng đi vào vùng bóng tối thì sẽ có Nguyệt thực toàn phần hay một phần diễn ra.

Khi diễn ra Nguyệt thực toàn phần, Mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ. Do đó thuật ngữ “Trăng máu” này cũng đôi khi được dùng để chỉ một lần Nguyệt thực toàn phần cụ thể hay Nguyệt thực toàn phần nói chung. Mặt trăng sẽ thay đổi những sắc thái khác nhau trong suốt các giai đoạn diễn ra của Nguyệt thực, bắt đầu từ màu xám đen tới màu đỏ đồng có thể cả màu hổ phách. Độ rực rỡ của màu đỏ này có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi mật độ bụi, và hơi nước của bầu khi quyển Trái Đất vào thời điểm và vị trí nơi diễn ra Nguyệt Thực. Trong những năm có hoạt động núi lửa thì có thể màu sắc của bề mặt mặt trăng sẽ là màu nâu hay xám. Nói chung, Mặt trăng sẽ có màu đỏ.

Chính vì thế “đỏ máu” được dùng trong “trăng màu đỏ máu” nhằm nhấn mạnh sự ấn tượng cho màu đỏ của Mặt trăng khi diễn ra Nguyệt thực toàn phần.

 Trăng "máu" lần lượt diễn ra theo thứ tự 15/04/2014; 08/10/2014; 04/04/2015 và cuối cùng là 28/09/2015

”Anh Duy cho biết thêm: “ “Trăng máu” còn được dùng để nói tới “4 lần Nguyệt thực toàn phần liên tiếp”- nó lần lượt diễn ra theo thứ tự 15/04/2014; 08/10/2014; 04/04/2015 và cuối cùng là 28/09/2015”.

Những lời đồn đoán vô căn cứ

Xung quanh thông tin trong tháng 9 sẽ xuất hiện “Siêu trăng” và “Trăng máu” , nhiều người cho rằng, sự kiện trăng tròn trùng với vị trí cận điểm sẽ ảnh hưởng tới khí hậu trên trái đất. Tuy vậy, theo anh Duy, nhiều nhà khoa học đã phủ nhận điều này.

Anh Đặng Tuấn Duy (chủ nhiệm CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM – HAAC)

Giới khoa học khẳng định, “siêu trăng” sẽ không gây ra các sự kiện địa chất nào, nó chỉ tạo nên một số khác biệt với sự lên xuống của thuỷ triều. Nếu nó cộng hưởng với điều kiện thời tiết nào đó, thì có thể nó sẽ gây ra vài vấn đề ở những vùng ven biển.

Theo đó, Mặt trăng được cho rằng sẽ chuyển sang màu đỏ máu(và Mặt trời trở nên tối tăm). Và “Trăng máu” được gán cho các lần trăng tròn trong 04 lần “nguyệt thực toàn phần” liên tiếp kể từ 2014 tới 2015, với những đồn đoán về tận thế hay thảm họa sẽ diễn ra. Hơn nữa, theo lịch Do Thái, thì lễ “Vượt qua” 2014 diễn ra vào khoảng 14-22/4 và 2015 là từ 3-11/4, trùng với thời điểm 2 lần nguyệt thực toàn phần diễn ra trong chuỗi 4 lunar tetrad. Tương tự là lễ “Lều” 2014 diễn ra từ 8-15/10 và năm 2015 là từ 27/9-4/10, cũng trùng với thời điểm diễn ra 2 lần nguyệt thực toàn phần còn lại.

Anh Duy khẳng định, hoàn toàn không hề có cơ sở khoa học nào giữa định nghĩa về “Siêu trăng”, “Trăng máu” và thời điểm tận thế. Bốn lần Nguyệt thực toàn phần trong chuỗi 04 lần liên tiếp, tuy có trùng với thời điểm diễn ra hai lễ quan trọng “Vượt qua” hay “Lễ lều” của người Do Thái, nhưng cũng không có nhiều liên quan khi hai lễ này của người Do Thái được tiến hành để tưởng nhớ lại cha ông của họ trong quá khứ đã thoát khỏi ách nô lệ của người Ai Cập.

Có lẽ do ảnh hưởng này, thuật ngữ “Trăng máu” được dùng chủ yếu để thu hút sự chú ý của người đọc mà thôi. Các nhà khoa học khẳng định rằng không có mối liên hệ nào giữa “Trăng máu” hay bất kỳ thảm họa hay sự tận thế nào cả. Chỉ là hiện tượng Mặt trăng chuyển dần sang màu đỏ khi nguyệt thực toàn phần diễn ra.

Y NHỤY - QUỲNH THY

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news