Tin mới

Giải mã những thói quen kỳ quặc: Bệnh lý hay tâm lý?

Chủ nhật, 26/10/2014, 08:24 (GMT+7)

Để có cái nhìn khoa học về câu chuyện chàng trai Triệu Lao Lớ (xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang) không mặc quần gần 20 năm, phóng viên đã có cuộc trao đổi với một số bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý về thói quen kỳ quặc này.>>Giải mã những thói quen kỳ quặc: Sự thật về chàng trai gần 20 năm "không mặc quần">>Chuyện bi hài trong cuộc sống của chàng trai gần 20 năm không mặc quần

Để có cái nhìn khoa học về câu chuyện chàng trai Triệu Lao Lớ (xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang) không mặc quần gần 20 năm, phóng viên đã có cuộc trao đổi với một số bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý về thói quen kỳ quặc này.

 

Theo nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất, nguyên giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, biểu hiện trên cho thấy triệu Lao Lớ đã bị sang chấn tâm lý đột ngột, gây ám thị rất lớn trong bộ não. Ám thị này khiến cậu ấy luôn luộn sợ hãi khi nhìn thấy cái quần chứ chưa nói đến mặc quần.

“Cậu này có ám thị rất lớn và nó không rời được nên cứ phải không mặc quần thì mới giải toả được tâm lý bức xúc. Nếu cậu âý mặc quần thì lại mang tâm lý bức xúc vì mặc quần thì ám thị lại tái hiên trong óc cậu ấy. Cứ hết ngày này đến ngày khác, tâm lý ấy tạo thành một thói quen trong bộ não cậu ấy. Mỗi khi cậu ấy định thay đổi hoặc ai thay đổi cho cậu ấy thì cậu ấy lại có một áp lực rất lớn. Khi áp lực lớn thì cậu ấy lại không chịu nổi thành thử phải trở lại thói quen hình thành nhiều năm rồi”, ông Chất phân tích.

Giải mã những thói quen kỳ quặc: Bệnh lý hay tâm lý?

Lớ cần được đưa đi khám ở cơ sở y tế để được tư vấn, hỗ trợ thay đổi thói quen không mặc quần. Ảnh: VTC News

Ông Chất cho rằng, để thay đổi được thói quen “không mặc quần” phải có những biện pháp thay đổi tâm lý dần dần để chàng trai này không bị sang chấn tâm lý lần nữa. Đặc biệt, để “chữa” được, cộng đồng, đặc biệt là những người thân phải thường xuyên gần gũi, có cái nhìn cảm thông một cách sâu sắc với cậu ấy.

“Bây giờ phải cho cậu ấy mặc quần chứ không thể để Lớ mãi như vậy được. Muốn vậy những người thân, gần gũi với cậu ấy phải kiên nhẫn, luôn luôn có những động thái khích lệ, động viên mỗi khi cậu ấy có những thay đổi dù là nhỏ nhất. Tuyệt nhiên, những người xung quanh không được thấy đây là một loại người dị dạng, là một loại người đặc thù…và tránh không làm cho cậu ấy chấn động tâm lý để trở về trạng thái cũ.

Bên cạnh đó phải những biện pháp thay đổi tâm lý dần dần bằng cách thể cho cậu ấy tiếp xúc, nhìn nhận được vấn đề của mình qua những bài báo, quyển sách … để trên cơ sở những thông tin ấy đến với cậu ấy sẽ hình thành một thói quen mới. Người thân phải tạo điều kiện cho cậu ấy tự thay đổi từ từ chứ không thể làm một cách nóng vội, bắt ép nhất là khi thói quen không mặc quần của chàng trai này đã duy trì suốt một thời gian quá dài, gần 20 năm”, ông Chất nói.

Từ những phân tích trên, theo ông Chất, việc thay đổi thói quen không mặc quần của Lớ là hoàn toàn có thể làm được nhưng trong thời gian bao lâu thì phụ thuộc phần nhiều vào những người bên cạnh, động viên, giúp đỡ cậu ấy.

“Để cậu ấy cởi bỏ được ám thị về việc mặc quần trong bộ não và tự thay đổi được thói quen không bình thường thì những người bên cạnh phải hỗ trợ một cách tích cực. Bằng cách nào đó để truyền tải cho cậu ấy biết việc không mặc quần có hại như thế nào, khiến cậu ấy bị thiệt thòi như thế nào và ngược lại mặc quần tốt đẹp như thế nào. Việc này phải làm hàng ngày để nó thấm từ từ vào suy nghĩ rồi mới tác động đến hành động chứ không thể giới hạn một thời gian nhất định như công thức toán học được. Ở đây phải dựa theo sự bền bỉ kiên trì của người bên cạnh cậu ấy và chắc chắn cậu ấy sẽ trở lại bình thường”, ông Chất nói thêm.

Bên cạnh người thân như bố mẹ, anh chị em trong nhà, ông Chất cho rằng, nếu như có một người bạn gái thật sự thương cảm, biết động viên, chia sẻ với nỗi khổ của cậu ấy thì việc thay đổi thói quen không mặc quần có thể thành công nhanh hơn.

“Tìm được một cô gái như thế không phải dễ bởi ngoài sự thương cảm phải dũng cảm nữa. Có thể cô ấy có tấm lòng tốt, cũng thương anh ấy nhưng họ cũng sợ bị xã hội kỳ thị mà không dám tìm đến”, ông Chất lo ngại.

Dưới góc nhìn của một người nghiên cứu bệnh lý tâm thần nhiều năm, ông Lý Trần Tình, giám đốc bệnh viện Tâm Thần Hà Nội cho rằng, những cái gì không giống số đông thì là không bình thường.  Tuy nhiên, để xác định tên gọi chính xác của tình trạng không bình thường này thì phải có chuyên môn để xem xét hoặc làm các trắc nghiệm ….

Theo đó, với trường hợp của chàng trai Triệu Lao Lớ, theo ông Tình, nó có màu sắc của tâm lý không bình thường. Ông khuyến cáo người nhà nên đưa Lớ đến thăm khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa để có kết luận và phác đồ điều trị chính xác, hiệu quả.

Theo H.Minh/Người Đưa Tin

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news