Tin mới

GS Trần Lâm Biền: Sách “lỗi” là sự lười biếng trí tuệ

Thứ hai, 30/03/2015, 14:31 (GMT+7)

Theo GS Trần Lâm Biền, sở dĩ có việc sách “lỗi” truyện “lỗi” là do các biên tập viên, người xuất bản không đủ trình độ và đó là kết quả của sự lười biếng trí tuệ.

Theo GS Trần Lâm Biền, sở dĩ có việc sách “lỗi” truyện “lỗi” là do các biên tập viên, người xuất bản không đủ trình độ và đó là kết quả của sự lười biếng trí tuệ.


 

Thời gian qua, liên tiếp những câu truyện, cuốn sách có nội dung bị xuyên tạc được phát hiện gây bức xúc dư luận.

Có thể điểm qua hàng loạt những “sai sót” tày đình từ các câu truyện cổ tích như: Truyện Thạch Sanh “cởi truồng” của nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng, hai bà Trưng “vú dài” đánh quan Nam Hán “cởi truồng”…rồi đến cả những cuốn từ điển giành cho học sinh như; cuốn "Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh" , cuốn "Hỏi đáp nhanh trí", cuốn “Đồng Dao dành cho trẻ mầm non” do NXB Mỹ thuật liên kết với công ty Đinh Tỵ ấn hành hay ngay cả như việc diễn viên hài Công Lý bị in trên bìa sách luật…

GS Trần Lâm Biền: Sách “lỗi” là sự lười biếng trí tuệ

Truyện Sọ Dừa với ngôn từ rùng rợn, phản cảm của NXB Hồng Đức.

Gần đây nhất là truyện "Sọ Dừa", ấn bản của NXB Hồng Đức, truyện Thánh Gióng tắm hồ Tây của NXB Giáo Dục.., với những chi tiết dã man, phản cảm nội dung bị xuyên tạc được phát hiện. Nghiêm trọng hơn những cuốn sách ấy hầu hết lại giành cho trẻ nhỏ, đối tượng đang hình thành nhân cách và cần học hỏi.

Tuy nhiên, một số nhà xuất bản lại biện hộ cho những sai phạm đó bằng những giải thích hết sức “có lý” khi cho rằng đó là dị bản do những tác giả này, tác giả kia viết ra để rèn trí tưởng tượng cho học sinh hoặc chí ít là đổ lỗi cho khâu biên tập để rồi chữa cháy khi sự đã rồi bằng việc thu hồi ấn phẩm.

Hay nói như Giám đốc một Nhà xuất bản: "Ngành làm sách hiện nay có cạnh tranh rất lớn. Chính vì thế, có những đầu sách phải làm vội vàng, làm cho nhanh để ra thành phẩm khiến các khâu đọc duyệt bị rút ngắn lại. Nhất là khi đối tác liên kết hối thúc khiến nhà xuất bản phải duyệt nhanh dẫn đến sự chủ quan, dễ dãi".

Trả lời báo chí trước đó, Cục trưởng Cục Xuất bản Chu Văn Hòa khẳng định: Không cần thêm văn bản luật nào nữa vì việc liên kết xuất bản có từ lâu rồi. 20 năm nay, hiện tượng buông lỏng quản lý liên kết là có và càng ngày càng nặng.

Sự lười biếng của trí tuệ

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV Người đưa tin, nhà nghiên cứu văn hóa- giáo sư Trần Lâm Biền, người có tiếng nói nhất định và am tường về văn hóa Việt Nam cho biết: “Chúng ta nên gọi những cuốn sách, câu truyện “lỗi” này là kết quả của sự lười biếng trí tuệ".

Theo giáo sư Biền, sai sót trong sách là do người duyệt, người biên tập, xuất bản không đủ trình độ để hiểu vấn đề, không đủ trình độ để phân biệt đúng sai, không lao động nghiêm túc trong công việc.

“Từ xa xưa, những câu truyện cổ tích, truyền thuyết… đã dược dân ta chọn lọc giữ lại, những cái dị bản người dân không theo. Vậy tại sao một số người lại đi lấy những dị bản đó để coi như một phát hiện mới lạ của mình” – giáo sư Biền bày tỏ thái độ bức xúc về việc này.

Cũng theo giáo sư, đầu óc trẻ hết sức thơ ngây, khi chúng đọc, chúng học, chúng tiếp xúc với điều gì thì sẽ in vào tâm trí đến cả cuộc đời. Qua đó góp phần hình thành nhân cách.

Vì thế theo giáo sư, trước khi đưa ra một cuốn sách để cho trẻ học thì cần phải đúng hoặc ít nhất nếu là huyền thoại thì phải nói là huyền thoại truyền thuyết là truyền thuyết, lịch sử ghi là lịch sử.

GS Trần Lâm Biền: Sách “lỗi” là sự lười biếng trí tuệ

GS. Trần Lâm Biền: Sách "lỗi" là sự lười biếng trí tuệ.

Những gì làm xấu xí lịch sử đều là không tốt bởi tổ tiên ta đã định hình lịch sử rồi không có chuyện cứ đi xuyên tạc.

Giáo sư lấy ví dụ: Thánh Gióng là vị thần được sinh ra bởi tư duy chứ không phải bởi sinh ra từ người này người khác người ta nói bà mẹ dẫm chân vào vết chân khổng lồ sinh ra. Hay như việc Hai Bà Trưng vú dài đánh quân giặc cởi truồng thì hoàn toàn là xuyên tạc bởi đó là truyện bà Triệu “ẩu” do bên Tàu từ ngày xưa nghĩ ra để nói xấu dân ta.

“Vú và hông trong văn hóa tượng trưng cho nuôi dưỡng và sinh nở. Nhưng trong tư duy người dân thì đó là vị thần linh. Nhưng không thể viết vào cho trẻ con được vì trẻ con chưa đủ hiểu. Những nhà biên tập, xuất bản nên có ý thức về những điều đúng, thiết thực… cái gì là truyền thuyết thì nói là truyền thuyết, huyền thoại thì nói là huyền thoại.”- GS Biền kết luận.

GS Biền đưa ra lời khuyên để tránh lặp lại sai sót tương tự: Những NXB, biên tập viên nên lao động chăm chỉ. Đồng thời nhà nước, pháp luật cũng nên có chế tài mạnh mẽ để răn đe.

Nhất Nam

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news