Tin mới

Hạt nhân Triều Tiên và những tham vọng của phe Cộng hòa Mỹ

Thứ sáu, 08/01/2016, 10:58 (GMT+7)

Trong khi thực hư thông tin Triều Tiên thử thành công bom nhiệt hạch vẫn chưa được làm rõ, thì những nghị sĩ ‘hiếu chiến’ thuộc Đảng Cộng hòa ở Washington đang cố gắng sử dụng sự cố này như một cái cớ để yêu cầu tăng kinh phí quốc phòng cho các đồng minh.

Trong khi thực hư thông tin Triều Tiên thử thành công bom nhiệt hạch vẫn chưa được làm rõ, thì những nghị sĩ ‘hiếu chiến’ thuộc Đảng Cộng hòa ở Washington đang cố gắng sử dụng sự cố này như một cái cớ để yêu cầu tăng kinh phí quốc phòng cho các đồng minh.

Sputnik đưa tin, ngay sau khi Bình Nhưỡng bị cáo buộc đã thực hiện vụ thử nghiệm hạt nhân mới nhất sáng 6/1, Đảng Cộng hòa Mỹ đã ngay lập tức nắm bắt cơ hội này để chỉ trích Tổng thống Barack Obama.

"Nếu lần thử hạt nhân này được xác nhận, nó sẽ là minh chứng mới nhất cho thất bại của Chính sách đối ngoại Obama - Clinton", ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Marco Rubio viết trên trang Twitter cá nhân. Ý kiến này của ông Rubio nhận được nhiều sự đồng tình từ các ứng viên tổng thống khác.

Tuy nhiên, Đảng Cộng hòa không chỉ sử dụng tuyên bố thử bom nhiệt hạch thành công của Triều Tiên là bàn đạp để tấn công các đối thủ chính trị. Một số nhà lập pháp khác cũng đang tận dụng cơ hội này để đạt được kinh phí liên bang cho các hệ thống tên lửa phòng không mới.

"Vì vấn đề an ninh lâu dài của khu vực, vì sự đảm bảo cho các đồng minh của chúng ta, và vì an toàn cho người dân Mỹ, nước Mỹ phải tái đầu tư vào hệ thống phòng thủ tên lửa và tăng cường hiện diện quân sự ở Thái Bình Dương", Thượng nghị sĩ Tom Cotton đến từ bang Arkansas cho biết trong một bài phát biểu.

Vụ thử hạt nhân mới nhất ở Triều Tiên dù chưa được chứng thực song đã là cái cớ để Đảng Cộng hòa Mỹ chỉ trích đối thủ chính trị và thúc giục tăng cường kinh phí quốc phòng cho đồng minh. Ảnh: AP

"Thế giới ngày càng trở nên nguy hiểm hơn khi tồn tại một nước Mỹ vừa không đáng tin cậy, vừa không đánh sợ".

Người đại diện bang Alabama, thượng nghị sĩ Mike Rogers cũng đưa ra một bài tuyên bố kêu gọi "tăng cường hơn nữa hệ thống phòng thủ tên lửa liên hợp".

Trong khi đó, người đại diện bang Texas, thượng nghị sĩ Mac Thornberry đã thúc giục chính quyền Obama triển khai hệ thống tên lửa phòng thủ Lockheed Martin với Hàn Quốc.

Trong suốt nhiệm kỳ của Thornberry, tập đoàn công nghiệp quốc phòng Lockheed Martin đã đóng góp 153.400 USD cho các chiến dịch tranh cử của nghị sĩ này, thông tin từ Trung tâm Responsive Politics cho biết.

Sử dụng buổi thử vũ khí hạt nhân ở Triều Tiên như một cái cớ để tăng kinh phí quân sự không phải là điều mới mẻ. Tuy nhiên, dù đã tiêu tốn hơn 50 tỷ USD cho các chương trình hệ thống phòng thủ tên lửa, các hệ thống này đã được chứng minh là không hề hiệu quả như mong đợi. Theo một điều tra của tờ Los Angeles Times, hệ thống phòng không mặt đất Midcourse do Raytheon và Boeing sản xuất với chi phí lên tới 40 tỷ USD đã hoàn toàn thất bại ngay trong quá trình thử nghiệm.

Hệ thống phòng thủ tên lửa từng được Mỹ triển khai ở Hàn Quốc thời chiến tranh Nam - Bắc. Ảnh: AP

Tương tự, Los Angeles Times cũng phát hiện ra rằng Boeing, Northrop Grumman và Lockheed Martin đều đã sử dụng khoản đầu tư lên tới 5,3 tỷ USD để phát triển tia laser hồng ngoại phá hủy tên lửa trên không, tuy nhiên, dự án này đã bị bỏ dở do các vấn đề kỹ thuật.

"Hệ thống radar trên biển X-band - một máy dò tên lửa khổng lồ trong giống như giàn khoan dầu được chi tới 2,2 tỷ USD để phát triển. Tuy nhiên, hệ thống này đã trở nên hoàn toàn vô dụng do phần lớn hệ thống radar nhạy bén này đều dễ bị ăn mòn khi ở trên biển - một lỗ hổng thiết kế đã được tạo ra ngay từ rất sớm trong quá trình thiết kế.

Thậm chí, ngay cả hệ thống tên lửa phòng thủ tấn công mặt đất do công ty Raytheon sản xuất với chi phí 2,7 tỷ USD và được thiết kế để phát hiện tên lửa ở bờ biển phía đông của Mỹ cũng đã phải vật lộn rất nhiều để hoàn tất quá trình thử nghiệm.

Tháng 10/2015, hãng Raytheon đã bị một phen bẽ mặt khi một quả khí cầu trinh sát khổng lồ JLENS bị tuột dây neo và bay lạc đến tận bang Maryland và Pennsylvania, khiến hai máy bay của lực lượng không quân phải đuổi theo.

Sự cần thiết của những chương trình này đã được các nghị sĩ Mỹ mang mối đe dọa từ Triều Tiên ra để chứng minh. Nhưng trước khi những người đóng thuế ở Mỹ chấp nhận chi một khoản tiền lớn vào các dự án quân sự "ăn không ngồi rồi", có thể Quốc hội Mỹ ít nhất sẽ phải chờ xem liệu tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch của Bình Nhưỡng có chính xác hay không.

Lê Huyền (Sputnik)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news