Tin mới

Hé lộ bí mật sau dịch vụ "đẻ thuê" Trung Quốc

Thứ hai, 02/11/2015, 14:35 (GMT+7)

Trong mỗi vụ môi giới như vậy, bên môi giới trả cho phía bác sỹ khoảng 60 nghìn tệ (khoảng hơn 200 triệu đồng), cho người mang thai hộ từ 180 đến 200 nghìn tệ (khoảng 700  triệu đồng)

Trong mỗi vụ môi giới như vậy, bên môi giới trả cho phía bác sỹ khoảng 60 nghìn tệ (khoảng hơn 200 triệu đồng), cho người mang thai hộ từ 180 đến 200 nghìn tệ (khoảng 700  triệu đồng).

Một cặp sinh đôi nam đã bị vứt bỏ cho người môi giới “đẻ thuê” sau khi sinh không lâu vì không có chung ADN với bố. Cặp song sinh này đã nhận được sự quan tâm rộng rãi của xã hội sau một bài báo vào ngày 19/10 vừa qua.

Tại sao có sự nhầm lẫn phôi thai? Tại sao người môi giới “đẻ thuê” cũng không biết vấn đề nằm ở đâu? Ngành nghề này đang hỗn loạn ra sao? Mang theo nhiều nghi vấn, các phóng viên đã đến phỏng vấn mong được hé lộ thêm về những vấn đề ngầm của ngành công nghiệp này.

"Đẻ thuê" đã tồn tại hơn 10 năm ở Quảng Châu

 “Tôi không sợ bị mọi người coi là nhân vật phản diện, tôi đã bỏ nghề từ hai năm trước rồi”. Sau khi tâm sự với phóng viên, bà Lý - chủ của công ty môi giới trong vụ việc hai bé sinh đôi đã đồng ý hé lộ những bí mật trong ngành công nghiệp này.

Bà Lý đã làm công ty môi giới “đẻ thuê” được hơn sáu năm. Hai năm trước bà đã bỏ nghề “kiếm tiền nhanh” này do nhà nước thắt chặt Chính sách. Sau khi bỏ nghề, bà về quê Hà Bắc làm nghề buôn bán. Bà cho biết khi bước vào ngành công nghiệp “đẻ ra tiền” này, ngành nghề này vẫn đang trong giai đoạn hình thành ban đầu.  Bà cũng được coi là một trong những người bước vào nghề môi giới “đẻ thuê” sớm nhất tại Quảng Châu.

Ngành công nghiệp “đẻ thuê” đã xuất hiện được hơn mười năm tại Quảng Châu. “Một bệnh viện công chuyên ghép phôi thai tại Hải Châu là nơi triển khai dịch vụ “đẻ thuê” sớm nhất.” Bà Lý cho biết, sau khi chính sách được nhà nhà nước thắt chặt, dịch vụ này được chuyển qua các bệnh viện tư. Một số bác sỹ có kinh nghiệm trong nghề cấy ghép phôi thai đã thuê phòng ở các bênh viện nhỏ này. Sau khi sửa lại thành phòng khám, họ bắt đầu bước chân vào ngành công nghiệp môi giới với mức phí “cắt cổ”.

Trong đó, bệnh viện X- nằm gần đường Sa Thái, huyện Thiên Hà, Quảng Châu là một trong những điểm hợp tác với rất nhiều các công ty môi giới “đẻ thuê”. Các phóng viên đến điều tra ngầm được các nhân viên cho biết, bệnh viện không hề có dịch vụ “thụ tinh trong ống nghiệm” , càng không biết về ngành công nghiệp “đẻ thuê” này.

Bệnh viện tư “che giấu” các phòng khám “cấy ghép phôi thai”

Sản phụ trong vụ “đẻ thuê” hai bé trai song sinh kể trên có liên quan đến bệnh viện X. Ba năm trước, một cặp vợ chồng người Hà Nam lấy tên “Lý Lệ” qua sự giới thiệu và sắp xếp của” bà Lý đã đến bệnh viện X tiến hành lấy trứng và tinh trùng, hoàn thành việc “thụ tinh trong ống nghiệm”. Trước khi tìm được người mang thai hộ phù hợp, những phôi thai này được sắp xếp trong phòng thí nghiệm của bệnh viện.

 “Tuy bệnh viện khẳng định không hề có dịch vụ đẻ thuê, nhưng tôi có thể đứng ra làm chứng”. Bà Lý cho biết chủ nhiệm Ninh và bác sỹ Từ đã kết hợp để mở phòng thí nghiệm “cấy ghép phôi thai” trong bênh viện X. Chủ nhiệm Ninh sẽ thực hiện các bước để tiến hành “cấy ghép phôi thai”, bác sĩ Từ có trách nhiệm hỗ trợ hậu cần trong việc bảo quản các phôi thai trước khi tìm được người mang thai hộ phù hợp.

Thân phận hiện tại được công khai của bác sĩ Từ là giám đốc “công ty trách nhiệm hữu hạn công nghệ sinh học Lam X Quảng Châu”. Theo giới thiệu của người quen, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Từ. Trong cuộc trao đổi qua điện thoai, ông Từ thừa nhận có làm trong ngành “đẻ thuê” nhiều năm nay. Sau đó ông cũng cho biết, hiện nay ông không còn làm nghề này nữa, “Cô tìm người khác đi, tôi bỏ nghề rồi”.

Chủ nhiệm Ninh cho biết mình hiện là chuyên gia của tổ chuyên gia trong hạng mục hợp tác quốc tế bộ Y tế, rất giỏi trong việc điều trị bệnh vô sinh, bao gồm thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm. Ông cho biết đã từng hợp tác cùng chuyên gia có uy tín nghiên cứu  và đã có những kết quả quan trọng trong nghiên cứu “thụ tinh trong ống nghiệm” đời thứ 3.

Gánh nặng gia đình có con "đẻ thuê". Nguồn: Internet

Nhưng theo một nguồn tin khác tiết lộ, chủ nhiệm Ninh không phải “chuyên gia cấp quốc gia” vì hiệu suất thành công trong các ca “cấy ghép phôi thai” của ông không cao, không giống một “chuyên gia” có thành tích nghiên cứu. Sau khi vụ hai bé trai song sinh được phát hiện, ông Ninh đã rời khỏi Quảng Châu không lâu, khách hàng đã tìm cách liên lạc nhưng không được.

Sự lựa chọn không nhiều, trình độ cũng không rõ ràng

Bà Lý giới thiệu, hơn sáu năm trước, khi vừa bước chân vào nghề, chính sách chưa bị quản chặt như bây giờ. Khi đó cũng có nhiều bệnh viện công làm việc này, các bác sỹ đều có tay nghề tốt nên tỷ lệ thành công trong cấy ghép phôi thai cao. Năm, sáu năm về trước, ngành công nghiệp “đẻ thuê” bước vào giai đoạn phát triển nhanh chóng, nhưng cũng xuất hiện tình hình hỗn loạn. Một mặt, các bệnh viện công từ từ rút lui vì nhà nước thắt chặt các chính sách. Mặt khác, nhu cầu “đẻ thuê” ngày càng cao nhưng bác sĩ không đủ. Dưới ma lực đồng tiền mà ngành này đem lại, một số bác sỹ có y thuật ngành không cao, thậm chí các sinh viên hộ lý phổ thông vừa tốt nghiêp trường Y cũng bắt đầu “hành nghề”. Những người này mở những phòng khám nhỏ, bắt đầu biến khách hàng thành những chú “chuột bạch”, vừa học vừa làm

“Nhu cầu quá lớn, nhưng không có nhiều sự lựa chọn về bác sỹ, mức độ tin cậy không rõ ràng”. Bà Lý cũng cho biết thêm, các phòng khám dạng này không có địa chỉ cố định, thường xuyên chuyển chỗ, sự thay đổi bác sỹ cũng xảy ra thường xuyên.

Bà Lý giới thiệu, trong thời kỳ đỉnh cao, có ít nhất 10 công ty môi giới “đẻ thuê” ở gần vườn hoa khu Bạch Vân. Trong dây chuyền “đẻ thuê”, bên môi giới là một đầu mối quan trọng nhất. Họ nhận sự ủy thác của phía khách hàng, tìm người mang thai hộ, liên hệ với các bác sỹ tiến hành cấy ghép phôi thai. Trong mỗi vụ môi giới như vậy, bên môi giới trả cho phía bác sỹ khoảng 60 nghìn tệ (khoảng hơn 200 triệu đồng), cho người mang thai hộ từ 180 đến 200 nghìn tệ (khoảng 700  triệu đồng). Nếu mang bào thai đôi, người mang thai hộ còn có thể được thêm tiền thưởng. Người môi giới cũng có được thêm lợi trong khoản chênh lệch.

Sự tham gia “ngầm” của các bệnh viện công

Hơn sáu năm về trước, khi nhà nước chưa thắt chặt quản lý, có một số bênh viện công cũng “ngầm” tham gia vào việc cấy ghép phôi thai của ngành. Tham gia đều là các bác sỹ có kinh nghiệm nên tỷ lệ thành công tương đối cao.

Thông tin “đẻ thuê” vẫn tràn lan trên mạng

Vài năm nay, các cơ quan ban ngành có liên quan đã tiến hành “truy quét” các công ty môi giới này. Tháng 4 năm nay, 12 ủy ban liên hợp của bộ Y tế đã ra thông báo, “truy quét” các hành vi “đẻ thuê” phi pháp là mục tiêu chính của năm nay.

Nhưng, dưới mục tiêu “truy quét”, các tin tức “đẻ thuê” vẫn tràn lan trên mạng. Phóng viên khi tìm hai từ “đẻ thuê” trên mạng, kết quả hiện lên đều tương tự như “cộng đồng người mang thai hộ”, “trung tâm đẻ thuê”, “đẻ thuê tư nhân”. Sau khi đăng nhập vào các trang mạng này đều phát hiện, cách bố trí của các trang này là gần như nhau. Phía trên là ảnh của các em bé, phía dưới là số điện thoại bên mô giới và phần giới thiệu về các “gói đẻ thuê”.

Phóng viên liên hệ qua điện thoại với các bên trung gian môi giới phát hiện báo giá tương đối hỗn loạn, gồm hai gói: “trọn gói” và không trọn gói. Nhưng giá cả trung bình của việc “đẻ thuê” nằm trong khoảng từ 300 nghìn đến một triệu tệ (khoảng 1 tỷ đến 3 tỷ rưỡi). Gói “trọn gói” chính là người mang thai hộ sẽ sinh đẻ trong thời gian được hẹn trước, bên môi giới sẽ chịu trách nhiệm về các rủi ro trong thời gian này. Nếu vi phạm thời gian qui định, phía môi giới sẽ phải hoàn trả đầy đủ các chi phí. Trong đó, phí bảo đảm sinh con trai là 800 nghìn tê (khoảng 2,7 tỷ đồng)

Phóng viên lấy thân phận là khách hàng, yêu cầu hẹn với “trung tâm đẻ thuê cao cấp” đến đem thiết bị và khả năng của trung tâm. “Điều này cần tin tưởng lẫn nhau, chúng tôi đều là chuyên gia, đã tiếp nhận hàng nghìn khách hàng rồi. Trước khi kí hợp đồng thì không thể đi thăm quan bệnh viện”. Nhưng, nhân viên của bệnh viện đó cho biết, phòng khám được trang bị các thiết bị tiên tiến thế giới, các bác sỹ đều là các bác sỹ hàng đầu, nếu không khó có được tỷ lệ thành công cao vậy.

Một số nguồn tin tiết lộ, khách hàng ủy thác “đẻ thuê” chủ yếu có 3 loại. Gia đình có người vợ không thể mang thai là nhiều nhất mà muốn có một đứa con đẻ. Thứ hai là những gia đình chịu sự ảnh hưởng tư tưởng truyền thống cần con trai nối dõi tông đường. Cuối cùng là các gia đình muốn có nhiều con cháu,tránh sự hạn chế của kế hoạch hóa gia đình cũng không bị người khác phát hiện.

 “Phương thức sinh hoạt không lành mạnh, sự ô nhiễm nghiêm trọng của môi trường dẫn đến tình trạng vô sinh của phụ nữ trong nước. Điều này đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều người cần sự giúp đỡ về vấn đề mang thai.” Bà Lý phân tích, hiện nay chính phủ đã nới lỏng chính sách một con. Những gia đình có tuổi sợ rủi ro hay những người không thể mang thai mà muốn có con sẽ cần đến sự giúp đỡ của dịch vụ “mang thai hộ”.

Trong một cuộc điều tra, phóng viên phát hiện đã có những công ty môi giới phát triển dịch vụ mang thai hộ con thứ 2. “Khách hàng có thể “bảo quản” bào thai trước, đợi khi chính sách một con chính thức bị hủy bỏ sẽ quyết định có nên nhờ mang thai hộ hay không.” Bác sỹ Châu của trung tâm “đẻ thuê” Hoa X thừa nhận rằng có thể cung cấp cho khách hàng giấy chứng sinh, làm hộ khẩu hợp pháp.

Nghiêm Thu. (Nguồn: Xinhuanet)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news