Tin mới

Hitler trở thành kẻ độc tài khét tiếng như thế nào?

Thứ năm, 20/10/2016, 17:14 (GMT+7)

Chính quãng thời gian bị giam cầm trong tù đã cho Hitler cơ hội được lột xác, trở thành kẻ độc tài khét tiếng nhất nhì thế giới.

Chính quãng thời gian bị giam cầm trong tù đã cho Hitler cơ hội được lột xác, trở thành kẻ độc tài khét tiếng nhất nhì thế giới.

Ngày 1/4/1924, Adolf Hitler, khi ấy 34 tuổi - một họa sĩ không gặp thời, một cựu chiến binh đến từ Áo - bị giam tại nhà tù Landsberg ở Bavaria trong 5 năm do tổ chức cuộc đảo chính khiến 18 người thiệt mạng. Ngoài ra còn có 4 cảnh sát khác bị bắt.

Hitler bước vào nhà tù Landsberg trong vai trò người đứng đầu phong trào chính trị chống Do Thái nghiệp dư, sắp lụi tàn và nhỏ bé (Đảng Công nhân Quốc gia Xã hội Đức). Đôi khi ông ta tự nghi ngờ chính mình. Nhưng 9 tháng sau đó, ông ta bước ra khỏi nhà tù và trở thành nhân vật tự tin hơn, dần thu hút được sự chú ý và quyền lực.

Và có lẽ quan trọng hơn, việc Hitler rời khỏi nhà tù khi viết cuốn Mein Kampf - cuốn hồi ký 2 tập - đã "kết nối tiểu sử (của Hitler) với cương lĩnh chính trị của ông ta", theo cách nói của tiểu sử gia Volker Ullrich.

Trong lúc viết cuốn Mein Kampf - xuất bản tháng 7 và tháng 12/1925 - đã bước đầu tạo ra sự tôn sùng cá nhân quanh tác giả và chủ đề của nó. Hitler là Đảng Quốc xã. Và Landsberg là của ông ta, là phòng thí nghiệm của chủ nghĩa phát xít.

Không thiếu những cuốn sách viết về Hitler. Nhưng cuốn tiểu sử mới của Ullrich: Hitler: Ascent, 1889–1939 (gần đây đã được dịch từ tiếng Đức sang tiếng Anh), nổi bật với những nghiên cứu tỉ mỉ và sự ác cảm đối với việc vẽ ra những câu chuyện thần thoại. "Ngành công nghiệp giải trí toàn cầu từ lâu đã chiếm đoạt và biến Hitler thành một người theo thuyết duy cảm, một biểu tượng văn hóa kinh dị phổ biến", ông Ullrich viết.

Đáng lo tương tự, những nghiên cứu về Hitler có xu hướng nghiêng về một trong 2 thái cực - thuyết kết cấu và  khuynh hướng chủ tâm. Vậy thì, phải chăng những lực lượng chính trị và văn hóa lớn hơn đã tạo ra nhà lãnh đạo Hitler? Hay là Hitler đã tạo ra chính ông ta?

Nhiệm vụ của Ullrich là "đem tất cả tổng hợp lại với nhau". Sự cân bằng này này là hiển nhiên khi Ullrich khám phá thời gian Hitler ở Landsberg. "Việc bị bỏ tủ chỉ khuyến khích niềm tin của Hitler vào bản thân và sứ mệnh lịch sử của chính mình".

Adolf Hitler (trái). Ảnh: Wikicommons

Cách hữu ích để tạo ra nhà độc tài này chính là chính quyền Bavaria đã bỏ tù Hitler và cộng sự thân cận của ông ta, Rudolf Hess (phó tướng tương lai của Hitler) cùng nhau. "Những người bạn tù của Hitler, đầu tiên và trước hết là Hess, đã làm tất cả để họ có thể củng cố niềm tinh của ông ta".

Hitler và những người bạn tù của mình gặp nhau trong bữa trưa mỗi ngày. "Những người bạn tù của Hitler sẽ chờ đợi, đứng lặng lẽ phía sau ghế của ông ta, khóc lóc. "Chú ý!". Người thủ lĩnh sau đó sẽ đi bộ xuyên qua những cấp dưới trung thành của mình và ngồi xuống vị trí đầu bàn".

Hitler đã có một bài phát biểu ngắn. "Sieg Heil!" (kiểu chào của Quốc xã, nghĩa là "hoan nghênh chiến thắng"). Những người đi theo ông ta đã khóc.

Nhà tù Landsberg rõ ràng là rất thoải mái đối với Hitler - trong thực tế, thoải mái hơn nhiều so với những căn hộ tồi tàn và nhà trọ lụp xụp mà Hitler sống trong phần lớn quãng thời gian trưởng thành.

Ở đây không có rủi ro. Khi bị bắt chờ xét xử, kết án, chính quyền bang Bavaria đã chứng minh rằng nỗi sợ về tầm ảnh hưởng gia tăng của Hitler và sự đồng cảm với triết lý cố chấp về chủng tộc của ông ta là ngang nhau. Một trong những cai ngục của Hitler từng nói với ông ta: "Tôi biết ông. Tôi cũng là một người theo Chủ nghĩa quốc xã".

Theo Ullrich, "Hitler được hưởng rất nhiều đặc quyền. Phòng giam của ông ta lớn, thoáng mát, thoải mái, có tầm nhìn rộng. Ngoài các món ăn thịnh soạn được nấu trong bếp tù, Hitler còn liên tục nhận được những gói chăm sóc, những món ăn ngon từ bên ngoài".

Cuộc nổi dậy thất bại của Hitler - và mức án tù tương xứng của ông ta - đã chứng minh với người dân Đức rằng Hitler là "một người đàn ông không chỉ nói mà còn hành động trong những tình huống quan trọng, và là người sẵn sàng chấp nhận những rủi ro cá nhân".

Đối với Hitler, việc bị bỏ tù đã xoa dịu những căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày, cho phép ông ta có nhiều thời gian để ghé thăm những người ủng hộ - lên tới 5 người mỗi ngày - và cho ông ta thời gian để tập trung viết Mein Kampf. Hitler đã "mổ cò" bằng chiếc máy đánh chữ mà nhân viên nhà tù trao cho ông ta để cho ra đời cuốn sách này.

Và thế là Hitler được thư giãn, ăn uống, rèn luyện lỹ năng lãnh đạo và hùng biện, viết sách và rèn cách ăn ở. Ngược lại với những hành vi nổi loạn đẩy ông ta vào tù, khi ở Landsberg, Hitler là một thiên thần hoàn hảo. "Hitler cẩn trọng tránh bất cứ cuộc xung đột nào với chính quyền nhà giam".

Cách hành xử ấy không chỉ giúp Hitler duy trì những đặc quyền trong tù của mình. Việc chơi đẹp cũng đại diện cho sự thay đổi khôn ngoan của Hitler. Trước đó, ông ta có tham vọng lật đổ nhà nước, giờ thì ông ta muốn kiểm soát nhà nước... theo cơ chế của nhà nước.

"Khi bị giam cầm tại Landsberg, Hitler nhớ lại tháng 2/1942, khi ông ta "bị thuyết phục rằng bạo lực sẽ không tác dụng khi nhà nước được thành lập và tất cả các loại vũ khí nằm trong tay nó", ông Ullrich viết.

Hitler sống bằng niềm tin đó. Được ra tù trước thời hạn, vào tháng 12/1924, Hitler tái tổ chức đảng Quốc xã, thúc đẩy cuốn sách của mình và bồi dưỡng hàng loạt khán giả giữa lúc căng thẳng kinh tế và căng thẳng chính trị toàn cầu. Họ ngày càng đồng cảm hơn với luận điệu chống Do Thái.

Năm 1932, Hitler tranh cử tổng thống và thua cuộc. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Hitler, Đức quốc xã đã giành được phần lớn số ghế trong quốc hội. Tổng thống khi ấy, Paul von Hindenburg đã phải miễn cưỡng bổ nhiệm Hitler làm thủ tướng. Một năm sau đó, các nhà lập pháp Đức quốc xã thông qua một đạo luật mà cuối cùng sẽ mở đường cho Hitler đạt được quyền lực của một nhà độc tài.

Bảo Linh (National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: Adolf Hitler phát xít