Tin mới

Học chữ hay học nghề?

Thứ ba, 30/06/2015, 08:07 (GMT+7)

Với quan điểm đại học là cánh cửa duy nhất dẫn đến thành công, nghèo cũng phấn đấu cho con cái đi học đã ăn sâu vào nhận thức của người Việt từ lâu. Nhưng liệu quan niệm đó có đúng hoàn toàn với bối cảnh xã hội hiện đại, Đại học và học nghề: đâu mới là đích đến thực sự của tương lai?

Với quan điểm đại học là cánh cửa duy nhất dẫn đến thành công, nghèo cũng phấn đấu cho con cái đi học đã ăn sâu vào nhận thức của người Việt từ lâu. Nhưng liệu quan niệm đó có đúng hoàn toàn với bối cảnh xã hội hiện đại, Đại học và học nghề: đâu mới là đích đến thực sự của tương lai?

Đại học không phải con đường duy nhất     

Hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng, đặc biệt là ở nhóm người có trình độ cao. Tính riêng đầu năm 2014, hơn 1 triệu người thất nghiệp tăng khoảng 150 nghìn người so với 3 tháng cuối năm 2013. Tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm trình độ cao đẳng, đại học trở lên cao gấp 3 lần các nhóm đối tượng khác và ngày càng tăng cao.

Nhiều cử nhân ra trường vẫn loay hoay với bài toán tìm việc

Đây là hệ lụy của quan điểm đại học là cánh cửa duy nhất đã ăn sâu vào nhận thức người Việt, nghèo cũng cho con học đại học. Chính trào lưu này đã dẫn đến tình trạng mất cân đối trong cơ cấu đào tạo và người học chỉ biết vào ĐH bằng mọi cách mà không cần quan tâm ngành nghề được đào tạo có phù hợp hay không.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, mỗi năm có khoảng 1 triệu học sinh tốt nghiệp THPT, trong đó 80% chọn thi đại học hoặc cao đẳng và chỉ có khoảng 10% các em chọn học nghề. Điều này tất yếu dẫn tới tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”.

Nhiều người đơn thuần nghĩ rằng chỉ cần vào được Đại học là giải quyết được nỗi lo tìm việc, sau khi tốt nghiệp chắc chắn có được tấm bằng “xịn” để đi xin việc.  Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã không còn quá quan trọng bằng cấp, các chứng chỉ bạn có nữa mà đánh giá cao hơn về năng lực thực tế của cá nhân. Bên cạnh đó, không tìm được việc làm phù hợp với những ngành nghề đã được đào tạo bậc Đại Học, gần đây nhiều cử nhân đã “liên thông ngược” bằng cách đăng ký học nghề.

Theo số liệu của Bộ lao động, thương binh và xã hội mới đưa ra đầu năm 2015, có đến hơn 72.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp, cao gấp 1,7 lần so với cuối năm 2012.

Trước thực trạng đó với những con số: “biết nói” minh chứng cho việc học đại học không hẳn là lựa chọn duy nhất nếu muốn có công việc ổn định và thu nhập cao. Hiện nay, không phải bất cứ học sinh nào cũng có đủ năng lực để vượt qua được kì thi đại học cam đầy cam go và mang tính cạnh tranh cao. Vậy lựa chọn nào là đúng đắn đối với những người có học lực ở mức trung bình mà vẫn đảm bảo có một tương lai ổn định?

Học nghề: con đường khác để đến ước mơ

Học đại học, không phải ai học đại học ra cũng là đã thành công. Sau 4,5 năm ngồi trên mái trường đại học, không phải ai cũng kiếm được việc làm, có khi tìm được việc làm thì lại không đúng chuyên môn, lĩnh vực mà mình được đào tạo thậm chí chỉ tạm chấp nhận mức lương 2-3 triệu/ một tháng không đủ chi trả chi phí sinh hoạt đắt đỏ giữa Thủ đô.

 Học nghề: cứu cánh của giới trẻ

Thực tế hiện nay, có những bạn trẻ không có điều kiện tài chính để học lên cao hoặc một số người tự thấy không có khả năng trong việc gắn bó với môi trường gò bó trên ghế giảng đường đã chọn cách học và làm nghề. Việc lựa chọn học nghề đem lại mức thu nhập ổn định, đủ trang trải chi phí sinh hoạt hằng ngày, thậm chí có những người hiểu nghề, biết nắm bắt nhu cầu thị trường có mức thu nhập “khủng” khiến nhiều cử nhân phải ao ước.

Ưu thế của các trường dạy nghề đó là: thời gian theo học ngắn hơn so với các hệ đào tạo khác, tiết kiệm nhiều chi phí. Bên cạnh đó, tốt nghiệp trường dạy nghề sinh viên có thể có việc làm ổn định ngay theo định hướng và giới thiệu của nhà trường. Ngoài ra, tại các trường đào tạo nghề còn thường xuyên cập nhật và nâng cấp giáo trình cho cả giảng viên và người học để phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của tri thức trong thời đại công nghệ, nâng cấp hệ thống trang thiết bị học tập, cơ sở vật chất hiện đại, người theo học nghề có cơ hội tiếp xúc thực tế thường xuyên để nâng cao tay nghề trau dồi kỹ năng hơn.
Tuy nhiên, học nghề nào có khả năng phát triển tốt và học ở đâu thì chất lượng là điều mà nhiều người cần quan tâm. Hiện nay có rất nhiều trung tâm, trường dạy nghề, đào tạo những kĩ năng làm nghề, giúp học viên ra trường có thể tìm được việc làm theo đúng chuyên ngành.

Để lựa chọn cho bản thân mình trường dạy nghề phù hợp nhất, trước hết phải định hướng được sở thích và khả năng của bản thân. Bên cạnh đó phải theo dõi, tìm hiểu thật kỹ các thông tin về cơ hội việc làm của ngành nghề đó sau khi tốt nghiệp ra trường.

Nghề thẩm mỹ: Cứu cánh của nhiều bạn trẻ

Trong quan niệm của nhiều người Việt Nam trước đây, những nghề như nghề thẩm mỹ, nghề sữa chữa ô tô, điện lạnh... thường không được coi trọng và cho rằng chỉ những người ít học mới phải đi làm nghề đó. Nhưng ở thời điểm hiện tại, điều này không còn đúng hoàn toàn nữa. Rất nhiều bạn trẻ do gia đình không có đủ điều kiện để theo học Đại học nhưng với đầu óc kinh doanh của mình, lựa chọn đúng ngành nghề theo sở thích, nhiều bạn đã có thu nhập hấp dẫn.

 Học viện thẩm mỹ Bích Nguyệt ngày càng nâng cao chất lượng, dịch vụ đào tạo.

Bạn Hồng Ngân, một học viên mới tốt nghiệp chuyên ngành chăm sóc da ở Học viện Bích Nguyệt chia sẻ: “Từ nhỏ, mình đã yêu thích và có niềm đam mê với lĩnh vực làm đẹp, mình đã mạnh dạn từ bỏ suất vé vào Đại học để tham gia khóa đào tạo dạy nghề thẩm mỹ. Dù mới tốt nghiệp, lương của mình trung bình cũng trên 5- 10 triệu/tháng”

Hồng Ngân chia sẻ thêm, điểm khác biệt khi học tại Học viện thẩm mỹ Bích Nguyệt là học viên sau khi tốt nghiệp sẽ có đầy đủ kiến thức, kĩ năng của một chuyên gia trong ngành thẩm mỹ làm đẹp, khi thành thạo tay bằng nghề danh giá giúp thuận lợi trong việc muốn tự kinh doanh làm chủ, đồng thời cam kết đi làm ngay sau khi tốt nghiệp.

Nói vậy, không có nghĩa là cổ xúy cho việc bỏ học đi làm mà không có kiến thức nhưng rõ ràng vào Đại học không phải lựa chọn duy nhất, luôn có một con đường để mở cánh cửa tương lai của mỗi người. 

Kim Bông
 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news