Tin mới

Học giả Trung Quốc tiếp tục chỉ trích gay gắt "bản đồ 10 đoạn"

Thứ hai, 14/07/2014, 16:14 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Không chỉ khiến dư luận quốc tế bất bình, yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc còn khiến nhiều học giả tại chính nước này tiếp tục hoài nghi và lên tiếng chỉ trích quyết liệt.

(Tinmoi.vn) Không chỉ khiến dư luận quốc tế bất bình, yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc còn khiến nhiều học giả tại chính nước này tiếp tục hoài nghi và lên tiếng chỉ trích quyết liệt.

Mới đây, học giả Lý Lệnh Hoa, cựu chuyên viên Trung tâm tin tức hải dương Trung Quốc, đăng trên trang cá nhân bài viết mang tựa đề "Tuổi thọ của đường 9 đoạn còn được mấy ngày? " lên án thái độ của một số chuyên gia và báo Chí Trung Quốc tỏ ra xem thường vụ Philippines kiện nước này về yêu sách chủ quyền phi lý trên Biển Đông. Bài viết cho rằng một khi Tòa án quốc tế ra phán quyết đường 9 đoạn vô hiệu lực và Trung Quốc có bác bỏ đi nữa thì phán quyết này vẫn sẽ được các nước ven Biển Đông và cộng đồng quốc tế thừa nhận.

Trước đó, nói về yêu sách "đường lưỡi bò" phi lý nuốt gần trọn Biển Đông của Trung Quốc, học giả Lý Lệnh Hoa từng viết: "Trên thực tế, Trung Quốc chưa từng có bất cứ một văn bản chính thức nào chứng minh được mình có chủ quyền lịch sử với đường chữ U mà Trung Quốc đang đòi hỏi. Nói về tính lịch sử của "chủ quyền trên biển của Trung Quốc". Chúng ta nên nhớ rằng, Trung Quốc là một quốc gia lục địa. Từ xa xưa cho đến tận đời nhà Minh, nhà Thanh, Trung Quốc vốn không quan tâm nhiều đến biển. Làm sao lại có thể dám nói rằng, người Trung Quốc từ xa xưa đã vươn ra hoạt động trên một vùng biển rộng đến hơn 200 vạn km2 mà Trung Quốc đang đòi hỏi hiện nay? Đấy là một sự ngụy tạo, bóp méo sự thật lịch sử".

Bản đồ 10 đoạn của TQ không chỉ khiến dư luận quốc tế bất bình mà còn khiến nhiều học giả tại chính quốc gia này hoài nghi và lên tiếng chỉ trích gay gắt

Theo ông Lý Lệnh Hoa, nếu nước nào cũng chỉ nhắm đến lợi ích cho riêng mình mà không tôn trọng luật pháp quốc tế, không nghĩ đến lợi ích của nước láng giềng, không xem xét, tôn trọng thái độ và khả năng chịu đựng của nhau thì Nam Hải (tức Biển Đông the cách gọi của Trung Quốc) sẽ mãi mãi là tâm bão tranh cãi, thậm chí dẫn đến chiến tranh.

Bên cạnh đó, trên diễn đàn Bbs.tianya.cn nổi tiếng của Trung Quốc, một tài khoản tên Bạch Khánh Lâm đăng bài phê phán việc tỉnh Hồ Nam lần đầu phát hành bản đồ khổ dọc có đường lưỡi bò 10 đoạn (thêm 1 đoạn gần Đài Loan) ôm gần trọn biển Đông hồi tháng 6. Bài viết nhận định việc đường lưỡi bò được thêm 1 đoạn chỉ là “trò trẻ con” và lập luận rằng bản thân đường 9 đoạn hiện nay không còn đứng vững và bị cộng đồng quốc tế bác bỏ mạnh mẽ “chứ nói gì đến 10 đoạn”.

Trước đó, trên báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, Giáo sư Lý Vĩnh Long, thuộc Trường Đại học Hạ Môn (Trung Quốc), cho rằng: “Việc từ bỏ hoàn toàn "đường lưỡi bò" sẽ khắc phục hoàn toàn tình trạng mập mờ cản trở thực tiễn, làm cho các cuộc đàm phán khách quan và tin cậy hơn và xây dựng lại hình ảnh Trung Quốc đáng tin cậy hơn với láng giềng và quốc tế”.

Hôm 27/6, học giả Lưu Tiểu Tinh cho đăng trên trang cá nhân của ông bài viết mang tên “Trò trẻ con: Đường 9 đoạn đột nhiên biến thành Đường 10 đoạn”, phê phán việc Nhà xuất bản Địa đồ tỉnh Hồ Nam cho xuất bản hai tấm bản đồ hành chính và địa hình Trung Quốc khổ dọc, lần đầu tiên thể hiện các đảo ở biển Đông cùng tỷ lệ thay vì một bản phóng to ở góc dưới như các bản đồ khổ ngang trước đây.

Ông Lưu Tiểu Tinh viết: “Trong bản đồ Trung Quốc khổ dọc mới xuất bản, “Đường 9 đoạn” truyền thống ở Nam Hải bỗng biến thành “Đường 10 đoạn”. Đó là trò gì vậy? Hiện nay Đường 9 đoạn còn đang bị cộng đồng quốc tế tranh cãi, bác bỏ, còn chưa đứng vững được, nay lại vẽ thêm chi tiết thành cái “Đường 10 đoạn” chả ra ngô, chả ra khoai, như thế chỉ tổ cho “Đường 9 đoạn” càng bị quốc tế dè bỉu thêm!”

“Tôi không biết những người làm cái bản đồ có Đường 10 đoạn ấy nghĩ gì? Hay não họ toàn nước chắc?".

Trung Quốc muốn dùng “Đường 9 đoạn” để tranh giành quyền lợi biển ở Nam Hải, thì phải nói rõ cho cả thế giới biết nó rốt cuộc là thứ gì? Căn cứ pháp luật ở đâu? Thế giới yêu cầu, đòi hỏi thế nào cũng không chịu nói, chỉ biết vẽ vời này nọ trên bản đồ thì có tác dụng gì? Thật là một trò cười cho quốc tế!”, học giả Lưu Tiểu Tinh viết.

 

Yên Yên (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news