Tin mới

IS có chuỗi cung ứng vật liệu chế tạo bom từ 20 nước

Thứ năm, 25/02/2016, 14:44 (GMT+7)

Các công ty của của 20 quốc gia đang tham gia vào chuỗi cung ứng linh kiện chế tạo chất nổ của Nhà nước Hồi giáo IS, một nghiên cứu của EU chỉ ra.

Các công ty của của 20 quốc gia đang tham gia vào chuỗi cung ứng linh kiện chế tạo chất nổ của Nhà nước Hồi giáo IS, một nghiên cứu của EU chỉ ra.

Các công ty của 3 nước lớn là Mỹ, Nga, Trung Quốc đều có tên trong danh sách cung ứng vật liệt chế tạo bom cho IS. Ảnh: Philstar

Nghiên cứu được công bố ngày 25/2 cho thấy 51 công ty của các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Mỹ đã sản xuất, bán hoặc nhận hơn 700 thành phần được IS sử dụng để sản xuất các thiết bị nổ tự chế (IED).

IED hiện đang được nhóm chiến binh này sản xuất trên quy mô "bán công nghiệp". Theo báo cáo của tổ chức Nghiên cứu Vũ khí xung đột (CAR), nhóm đã sử dụng cả các thành phần công nghiệp như chất hóa học làm phân bón và điện thoại di động đã được nghiên cứu trong vòng 20 tháng.

IS kiểm soát các khu vực rộng lớn của Iraq và Syria. Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên của NATO - có chung đường biên giới với cả 2 nước này và đã tăng cường an ninh để ngăn dòng chảy vũ khí, quân nổi dậy tràn vào nhóm người Sunni cực đoan.

Tổng cộng có 13 doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ tham gia chuỗi cung ứng này, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào. Tiếp theo đó là Ấn Độ với 7 công ty.

"Những phát hiện này cho quốc tế nhận ra rằng lực lượng IS ở Iraq và Syria đã tự chống đỡ rất ổn - hàng hóa chiến lược và vũ khí thu được, như các thành phần IED tại địa phương một cách dễ dàng", James Bevan, giám đốc điều hành CAR nói.

[mecloud]Wzt1tBINFl[/mecloud]

Việc bán các bộ phận có sẵn, giá rẻ - một số không nằm trong danh mục phải có giấy phép xuất khẩu của chính phủ - ít bị "soi" so với bán vũ khí.

Nghiên cứu cho thấy IS có thể thu mua một số thành phần trong chưa tới một tháng từ các công ty trong khu vực. Điều này cho thấy sự giám sát lỏng lẻo của chính phủ các nước.

"Các công ty có hệ thống kế toán hiệu quả để tạo lập nơi chuyển hàng tới sau khi gặp cản trở", ông Bevan nói.

Ông Bevan cho biết chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối hợp tác với cuộc điều tra của CAR vì thế nhóm không thể xác định hiệu quả của những quy định mà Ankara đưa ra đối với việc theo dõi các hóa chất.

Các quan chức chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng không đưa ra phản hồi cho bình luận này.

CAR đã truy tìm ra các thành phần này thông qua những đối tác như YPG người Kurd tại Syria, Cảnh sát Liên bang Iraq, Hội đồng Bảo an khu vực Kurdistan và lực lượng của Chính phủ khu vực Kurdistan.

Các thành phần được thu hồi trong những trận đánh lớn quanh các thị trấn al Rabia, Kirkuk, Mosul, Tikrit của Iraq và thị trấn Kobani của Syria.

Các tác giả của báo cáo cho biết họ đã cố gắng liên hệ với những công ty liên kết với các thành phần trên và những công ty này không đưa ra phản hồi hoặc không thể biết được nơi mà hàng hóa chuyển đến.

7 công ty Ấn Độ sản xuất hầu hết các kíp nổ, dây nổ và cầu chì an toàn. Tất cả đều được phép xuất khẩu từ Ấn Độ sang Thổ Nhĩ Kỳ và Lebanon.

Ngoài ra còn có các công ty của Brazil, Romania, Nga, Hà Lan, Trung Quốc, Thụy Sĩ, Áo và Cộng hòa Czech liên quan tới vụ này, theo báo cáo.

[mecloud]SKdkF60wrC[/mecloud]

Bảo Linh (theo Reuters) 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news