Tin mới

Khám phá phong tục đón Tết ở đất nước của ngài Kim Jong-un

Chủ nhật, 07/02/2016, 15:28 (GMT+7)

Được mệnh danh là đất nước bí ẩn nhất thế giới, Triều Tiên cũng đón Tết Âm lịch giống như Việt Nam chúng ta.

Được mệnh danh là đất nước bí ẩn nhất thế giới, Triều Tiên cũng đón Tết Âm lịch giống như Việt Nam chúng ta.

Tờ Khám phá đưa tin phần lớn thời gian sau khi được thành lập, nước CHDCND Triều Tiên thường không công khai đón Tết Nguyên đán do có Chủ tịch Kim Nhật Thành coi đây là "tàn tích của chế độ phong kiến". Khi ấy, người Triều Tiên chỉ được đón tết vào ngày 1/1 dương lịch.

Nhưng đến năm 1989, nhà nước bắt đầu nới dần quan điểm này, người dân lại tiếp tục tổ chức ăn Tết âm trở lại.

Tết Nguyên Đán ở Triều Tiên được gọi là Seollal. Trước kia, người Triều Tiên đón Tết vào tháng 10 và tháng 11, gần đây mới chuyển dần sang mồng 1 tháng Giêng Âm lịch.

Đây là dịp để người dân đoàn tụ với gia đình. Sẽ có 3 ngày để người dân về quê, thăm gia đình, họ hàng và thực hiện các nghi lễ với tổ tiên.

Vào đêm 30 Tết, các gia đình ở Triều Tiên sẽ quét tước nhà cửa sạch sẽ, treo câu đối, tranh Tết, làm cơm Tết.

Vào sáng sớm Mồng 1, mọi người sẽ mặc trang phục truyền thống dành riêng cho dịp Tết có tên Solbim. Đàn ông sẽ sang nhà hàng xóm chúc tụng nhau, phụ nữ phải ở nhà và giết thời gian bằng cách chơi cờ Yut Nori, chia sẻ đồ ăn, cùng nhau nhảy múa. Người Triều Tiên quan niệm rằng phụ nữ mà Xông đất sẽ khiến gia chủ xui xẻo cả năm.

Người dân Triều Tiên làm lễ Cha-rye sáng Mồng 1 Tết.

Cũng vào sáng Mồng 1, mọi người sẽ tụ tập tại nhà người đàn ông cao tuổi nhất trong họ để thực hiện nghi lễ Cha-rye (lễ tạ ơn tổ tiên), sau đó dùng cơm đầu năm. Trong bữa cơm này sẽ không thể thiếu được món Tteokguk (có ý nghĩa là "tăng xuân") được làm từ nước cơm, bánh gạo và đậu xanh. Người Triều Tiên quan niệm món ăn này sẽ mang lại cho họ một tuổi mới. Với họ, tuổi mới được tính từ năm mới chứ không phải từ sinh nhật.

Món Tteokguk không thể thiếu trong bữa cơm đầu năm của người Triều Tiên. Ảnh: Flickr

2 phong tục đặc biệt trong tết Nguyên Đán của Triều Tiên là "đuổi quỷ" và "đốt tóc". Phong tục "đuổi quỷ" được thực hiện như sau: Người ta mang hình nộm bằng rơm được nhét tiền trong ruột vứt ra ngã tư đường vào Mồng 1 Tết để tống khứ ma quỷ, nghênh đón điều lành. Còn "đốt tóc" - gom tóc rụng hàng ngày được giữ trong một hộp trang điểm - được thực hiện vào chiều Mồng 1 rồi vứt ra cửa nhằm trừ tà, xua đuổi dịch bệnh và cầu Bình An cho năm mới.

Món ăn cổ truyền trong dịp Tết của người Triều Tiên là "cơm thuốc", được làm từ gạo nếp hấp trộn mật ong, hạt dẻ, táo, nhân hạt tùng, mỡ, tương.... Loại cơm này được dùng để đãi khách và cúng tổ tiên với ý nghĩa mang lại sung túc và ngọt ngào trong năm mới.

Trong dịp Tết cổ truyền, người Triều Tiên có nhiều trò chơi đậm chất truyền thống trong đó có trò Yut Nori như đã nói ở trên.

Trò chơi cổ truyền Yut Nori trong dịp Tết Nguyên Đán của người Triều Tiên. Ảnh: Korea Times

Ngoài ra, đàn ông và thành niên còn làm con diều hình chữ nhật gọi là younnalligi và chơi jegi chagi - một trò chơi dùng vật được gói trong giấy bóng hoặc quần áo, sau đó dùng chân đá như đá cầu. Phụ nữ và con gái Triều Tiên sẽ chơi trò neolttwigi (nhảy bập bênh) và trò gongginolie (trò ô quan ở Việt Nam). Trẻ em sẽ chơi tách paengi.

Trò nhảy bập bênh. Ảnh: thenekadtraveler.com

Bảo Linh (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news