Tin mới

Kỷ nguyên ngoại giao quân sự mới của Trung Quốc

Thứ năm, 21/08/2014, 10:51 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Quân đội nhân dân Trung Quốc đã mở rộng tầm ảnh hưởng và sự hiện diện của mình trong cộng đồng quân sự quốc tế trong năm qua.

(Tinmoi.vn) Quân đội nhân dân Trung Quốc đã mở rộng tầm ảnh hưởng và sự hiện diện của mình trong cộng đồng quân sự quốc tế trong năm qua.

Trung Quốc đang bước vào một kỷ nguyên ngoại giao quân sự mới.

Trong lịch sử, quân đội Trung Quốc không có vai trò đặc biệt trong cộng đồng các nước có nền quân sự chuyên nghiệp. Trong khi quân đội quốc gia dựa vào sự hỗ trợ từ lực lượng quân sự phương Tây bao gồm Đức, Anh, Mỹ, Pháp và Italia, gần đây, quân đội Trung Quốc còn ngày càng bị cô lập khỏi sự ảnh hưởng quốc tế. Hải quân Trung Quốc (PLAN) và không quân Trung Quốc (PLAAF) phụ thuộc vào ý kiến và sự tác động của hải quân Liên Xô trong những năm Cách mạng. Suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc đã hỗ trợ cho các nước anh em như Việt Nam và Triều Tiên.

Quân đội Trung Quốc đang bước vào kỷ nguyên ngoại giao quân sự mới

Nhưng ngày nay PLA đã trở thành một lực lượng chuyên nghiệp và trong 2 thập kỷ qua, quân đội Trung Quốc đã mở rộng sự hiện diện cũng như tầm ảnh hưởng trong cộng đồng quân sự quốc tế, xu hướng này đã lặp lại trong năm qua. Điều này không chỉ có việc PLAN tham gia cuộc tập trận RIMPAC mà PLAAF còn tập trận tại Pakistan, PLAN tập trận với Nga, PLAAF tham gia Aviadarts.

Ngoại giao quân sự có thể giữ một số vai trò quan trọng. Một mặt, nó là một nguồn tình báo hữu ích cung cấp thông tin về các tổ chức quân sự nước ngoài, đặc biệt là các cá nhân cụ thể trong các tổ chức nước ngoài. Điều này không nhất thiết phải liên quan đến hoạt động tình báo bí mật, sự phát triển trong các mối quan hệ cá nhân có thể giúp “bôi trơn” bánh xe của các hoạt động đa phương. Nó đặc biệt hữu ích cho những hoạt động không liên quan đến sự cạnh tranh “động”, chẳng hạn như hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai. Biết được rõ từng động tĩnh của các cá nhân có thể là điều vô cùng quan trọng để xem mình phải làm gì trong các trường hợp khủng hoảng.

Hải quân Mỹ thậm chí còn cấu trúc phần lớn các chiến lược của mình xung quanh khả năng ngoại giao quân sự và các cam kết hàng hải. Chiến lược Hợp tác được thiết kế để tạo ra cơ sở phát triển mối quan hệ giữa các quan chức Mỹ và những người đồng cấp nước ngoài của họ, đồng thời tạo ra mạng lưới hải quân chuyên nghiệp có thể tiếp cận được với nhiều người cần đến.

Các cuộc tập trận ngoại giao như RIMPAC có thể giúp phô bảy sức mạnh và hiệu lực quân sự. Mỹ không muốn dùng chiến tranh để phô bày sức mạnh hay để ngăn cản sức mạnh. Đây có lẽ là lý do tại sao hải quân Mỹ tỏ ra không mấy quan tâm đến việc tàu gián điệp của Trung Quốc xuất hiện tại tập trận RIMPAC. Việc phô diễn này giúp cho những người chứng kiến (các chuyên gia hải quân) hầu như đánh giá được kỹ năng và sức mạnh.

PLA chưa hoàn toàn có 1 “chiến lược hợp tác” nhưng rõ ràng là họ quan tâm đặc biệt đến những thành quả mà sự hợp tác mang lại, ít nhất là ở mức độ tổ  chức và cá nhân. Các thể loại gặp gỡ tiếp xúc thường không làm thay đổi đường lối của các quốc gia nhưng chúng có thể có tác động lớn tới sự vận hành hàng ngày của một đội quân.

Bảo Linh (Theo tin tức The Diplomat)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.