Tin mới

Lạng Sơn: Hàng trăm triệu đồng của nông dân bị “chết héo”

Thứ tư, 17/09/2014, 11:58 (GMT+7)

“Gia đình tôi là hộ nghèo, cuộc sống chỉ nhờ vào từng vác tre, bó củi. Gia đình đã vay mượn khắp nơi, vay tiền ngân hàng và trả lãi hàng tháng mới có tiền ươm giống cây trồng. Nay giống cây đã hư hỏng, không trồng được nữa, nợ nần chồng chất, tôi biết lấy gì để sống ?”,bà Mai nói trong nước mắt.

 

 

Gia đình tôi là hộ nghèo, cuộc sống chỉ nhờ vào từng vác tre, bó củi. Gia đình đã vay mượn khắp nơi, vay tiền ngân hàng và trả lãi hàng tháng mới có tiền ươm giống cây trồng. Nay giống cây đã hư hỏng, không trồng được nữa, nợ nần chồng chất, tôi biết lấy gì để sống ?”, bà Mai nói trong nước mắt.

Theo đơn phản ánh của bà Lã Thị Mai (dân tộc Tày, thôn Nà Phai, xã Bắc Lãng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn), năm 2006 gia đình bà được nhà nước bàn giao cho 4 lô đất 83, 88, 90, 986 thuộc tiểu khu I (thôn Nà Phai) để quản lý, chăm sóc và phát triển rừng. Thực tế gia đình bà đã quản lý, chăm sóc 4 lô đất này từ năm 1993, nhưng đến ngày 26/9/2006, mới có quyết định bàn giao chính thức.

Quyết định này do ông Lý Văn Tuấn (CT UBND xã Bắc Lãng), Nông Vĩnh Bảo (PCT UBND xã – Ban GĐLN), Trần Mạnh Sáng (Cán bộ địa chính xây dựng), Lại Ngọc Tân (Trưởng thôn Nà Phai), Hồ Viết Lệ (CB Tư vấn) là đại diện biên giao đã xác nhận: Thửa đất số 83, 88, 90, 986; Loại đất Lâm nghiệp, bàn giao cho ông Hoàng Văn Châu (chồng bà Mai, hiện đã mất-PV).

Biên bản giao nhận đất tại thực địa có thửa đất số 83.

Từ khi được nhà nước bàn giao, gia đình bà đã tiến hành khoanh nuôi, bảo vệ, chăm sóc, ổn định lâu dài không tranh chấp. Và có trồng thêm những loại cây như cây trám, bạch đàn... trên diện tích được nhà nước giao.

Qua nhiều năm chăm sóc, những loại cây đã trồng không mang lại hiệu quả kinh tế. Hưởng ứng chủ trương khuyến khích người dân trồng rừng của nhà nước, đồng thời địa phương đang có Dự án trồng cây Keo. Vì thế, năm 2014, gia đình bà Mai đã mạnh dạn thế chấp sổ đỏ, vay vốn ngân hàng 30 triệu đồng để đầu tư vào trồng rừng.

Tuy nhiên, trong quá trình phủ bì để trồng keo, UBND xã Bắc Lãng nhận được đơn đơn đề nghị tập thể của thôn Nà Phai về việc, bà Mai thuê người chặt tre và cây gỗ mọc tự nhiên trong lô 83 (đơn gửi ngày 12/6/2014).

Ngày 13/6/2014 tổ chuyên môn xã và Kiểm lâm huyện Đình Lập đến kiểm tra thực tế hiện trường.

Ngày 18/6/2014, UBND xã Bắc Lãng có Công văn trả lời bà Mai về việc bà nộp đơn đề nghị xác nhận nguồn gốc đất và Đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước đó.

Trong công văn ghi rõ, “Thửa đất số 83 với diện tích 14,54 ha, chưa cấp giấy chứng nhận cho cá nhân tổ chức nào…

Ngày 13/6/2014 tổ chuyên môn xã và Kiểm lâm huyện Đình Lập đến kiểm tra thực tế hiện trường có ghi nhận số cây tre đã bị chặt hết (khai thác có giấy phép) và cây gỗ bị đốn hạ, chưa đốt. Sau đó, tổ công tác ghi biên bản báo cáo UBND huyện xem xét xử lý”.

Từ một người trồng rừng, bỗng dưng bà Mai trở thành kẻ phá rừng? Sau sự việc, gia đình mà Mai rất hoang mang, lo sợ.

“Mục đích của tôi là phủ bì để trồng rừng, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, cũng như phủ xanh đồi, rừng. Nay chính quyền nói tôi phá rừng, rồi còn điều tra xử lý tôi thực sự thấy khó hiểu và rất lo sợ”, bà Mai ấm ức nói.

Gia đình bà Mai đã bỏ rất nhiều công sức để chuẩn bị trồng rừng nhưng công văn đình chỉ của xã đã quá lâu, cây cối lại mọc um tùm.

Hỏi về việc giấy Chứng nhận quyền  sử dụng đất (tạm gọi là Sổ đỏ-PV) của gia đình bà không có lô 83, bà phân trần: “Bấy lâu nay, gia đình cũng không hề hay biết việc lô 83 chưa có trong sổ đỏ. Có thể,  do thiếu sót của gia đình trong quá trình làm thủ tục chuyển đổi sổ đỏ nên kê thiếu lô 83. Tất cả cũng do hiểu biết của nông dân còn nhiều hạn chế. Sau khi biết lô 83 chưa có trong sổ đỏ, tôi đã làm đơn xin cấp. Thế nhưng, hiện tại chính quyền đang cho rằng việc tôi phủ bì trồng rừng trên lô 83 là  phá rừng, cần xử lý”.

Trao đổi với PV, về vấn đề này, ông Nông Văn Tuấn, Chủ tịch huyện Đình Lập, Lạng Sơn cho biết: Huyện đã nhận được báo cáo của các cơ quan chuyên môn về vụ việc của bà Mai. Mục đích của bà là trồng rừng, tuy nhiên diện tích bà tiến hành chặt phát lại không có giấy chứng nhận quyền sở hữu. Hiện, chính quyền huyện đã giao cho cơ quan chuyên môn điều tra làm rõ trách nhiệm để xử lý.

Tuy nhiên, đã qua gần 3 tháng, vụ việc vẫn chưa giải quyết, trong khi đó, số giống cây trồng đã hư hỏng gần hết, cỏ phát xong lại mọc um tùm khiến người dân hết xức búc xúc. “Thửa đất số 83 đã được nhà nước bàn giao đã được gia đình tôi, vì vậy, không có lý do gì để ngăn cản tôi thực hiện nghĩa vụ trên mảnh đất đã được nhà nước bàn giao”, bà Mai bức xúc nói.

Gia đình bà Mai thuộc diện hộ nghèo, bà đã mạnh dạn vay vốn, vay mượn anh em để đầu tư vào rừng, mong muốn cải thiện kinh tế theo chủ trương của chính phủ. Thế nhưng nay, bao nhiêu công sức gia đình bà đã bỏ ra để đầu tư vào rừng đã đổ xuống sông, biển.

Việc hành vi của bà Mai có phải là phá rừng hay không? Luật sư Nguyễn Anh Tuấn (Giám đốc công ty Luật Đại Nam, Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) phân tích:

“Qua nội dung vụ việc, có thể thấy mục đích của bà Mai là phủ bì để trồng rừng chứ không phải phá rừng. Cụ thể trong công văn trả lời của UBND xã Bắc Lãng cũng khẳng định điều này ‘mục đích là phá hết cây rừng tự nhiên để trồng cây’.

Trong vụ việc này, có chăng lỗi ở đây là do người dân hiểu biết hạn chế về pháp luật nên thiếu những thủ tục để tác động vào rừng. Mặt khác, bà Mai là người dân tộc thiểu số, trình độ văn hóa hạn chế nếu người dân thiếu sót trong việc làm thủ tục thì chính quyền, cơ quan quản lý phải tạo điều kiện, giúp đỡ người dân thực hiện đầy đủ thủ tục cần thiết như chuyển đổi mục đích sử dụng hay làm thủ tục cấp giấy CNQSDĐ”.

Được biết, ngoài 30 triệu đồng vay vốn ngân hàng, gia đình bà Mai đã phải vay mượn từ họ hàng, người quen với số tiền khoảng 90 triệu đồng để làm đường vào rừng (từ trung tâm xã vào lô 83 mất khoảng 30 phút đi bộ), và tiền thuê nhân công phủ bì, mua phân bón và ươm cây con giống.

Nhìn hơn 5 vạn cây Keo giống đang héo khô, chờ chết, bà Mai nói trong nước mắt: Gia đình tôi là hộ nghèo, cuộc sống chỉ nhờ vào từng vác tre, bó củi. Gia đình đã vay mượn khắp nơi, vay tiền ngân hàng và trả lãi hàng tháng mới có tiền ươm giống cây trồng. Nay giống cây đã hư hỏng, không trồng được nữa, nợ nần chồng chất, tôi biết lấy gì để sống ?”.

Do sự chậm trễ trong quá trình giải quyết, giống cây trồng bị hư hỏng gần hết.

Hiện giờ, gia đình bà Mai mong muốn Chính quyền địa phương sớm xem xét, tạo điều kiện cho gia đình tiếp tục được trồng rừng trên diện tích đã được nhà nước bàn giao, quản lý, chăm sóc và đầu tư vào đó bao năm nay.

Theo Thuận Phong (Người đưa tin)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news