Tin mới

Luật Bảo vệ người tiêu dùng ít người biết đến

Thứ tư, 29/10/2014, 15:42 (GMT+7)

Sau 3 năm ban hành luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thực tế chưa phát huy hết hiệu quả. Thậm chí, luật này vẫn khá xa lạ với đại bộ phận người tiêu dùng.

 

 

Sau 3 năm ban hành luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thực tế chưa phát huy hết hiệu quả. Thậm chí, luật này vẫn khá xa lạ với đại bộ phận người tiêu dùng.

Tình trạng vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng đang ngày càng trở nên phổ biến như hàng giả, hàng nhái, hàng lậu; thực phẩm không an toàn, thậm chí độc hại được bày bán tràn lan; giá cả nhiều mặt hàng tăng đột biến, gây sốc cho người dân... nhưng ít có người tiêu dùng nào khi được hỏi đến biết hay hiểu mình được bảo vệ như thế nào?.

Anh Nguyễn Châu Long - người tiêu dùng nói: "mình mua hàng về nếu dùng có lỗi gì thì liên hệ bên bảo hành còn không biết mình được bảo vệ như thế nào".

Ông Đinh Mạnh Cường - người tiêu dùng cho hay: "Sản phẩm không tốt chỉ biết đến nơi bán để kiến nghị thôi còn không biết đến các tổ chức vì nó không rộng lắm nên nhiều người cũng không biết được cho nên có những người không đòi hỏi được quyền lợi ấy".

 Mặc dù Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã có từ năm 1999 và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng có hiệu lực từ tháng 7/2011 nhưng công tác phổ biến luật vẫn còn hạn chế. Hiện mới chỉ có khoảng 2,5% số người tiêu dùng biết tới luật hay các văn bản pháp luật có liên quan nhằm bảo vệ người tiêu dùng.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Luật và công tác bảo vệ người tiêu dùng cũng mới chỉ chạm vào cuộc sống bởi lẽ chính đối tượng cần được bảo vệ - người tiêu dùng - lại chưa biết rõ về quyền lợi của mình.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam nói: "ở thành phố nhiều người biết đến nhưng chưa phải là tất cả nhưng đặc biệt là nông thôn càng khó nữa cho nên công tác tuyên truyền cần phải tiếp tục và bằng những biệm pháp thích hợp".

Ở nước ta, cũng có 1 thực tế là quy trình, thủ tục trong giải quyết tranh chấp hiện rất phức tạp. Đi liền với đó là chi phí cho việc theo đuổi một vụ việc kiện thường lớn hơn rất nhiều so với quyền lợi thu được. Điều này cũng đang là một nguyên nhân khiến người tiêu dùng có tâm lý e ngại trong việc bảo vệ quyền lợi cho chính mình. Anh Tuấn Thành - người tiêu dùng cho biết: "Tôi mua một cái quạt mới được 3 tháng giờ đã hỏng, không biết hàng giả hay hàng nhái nhưng cũng không biết giờ đi khiếu kiện ở đâu, thủ tục giấy tờ lằng nhằng nên cứ biết chấp nhận thế thôi".

Để luật đi vào cuộc sống thì bên cạnh việc tuyên truyền phổ biến pháp luật cho để người tiêu dùng biết và bảo vệ quyền lợi của mình thì các cơ quan chức năng cũng phải vào cuộc quyết liệt hơn.

Tuy nhiên, chính người tiêu dùng cũng phải nắm rõ hơn về Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để bảo vệ quyền lợi cho chính mình.

Theo ANTV

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news