Tin mới

Lý giải nguyên nhân đột tử giữa trời nắng nóng

Chủ nhật, 07/06/2015, 14:21 (GMT+7)

Nắng nóng là một phần xúc tác khiến cơ thể vốn có những tiền sử bệnh, ủ bệnh có cơ hội được phát huy. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người già và những người mắc bệnh về tim mạch...

Nắng nóng là một phần xúc tác khiến cơ thể vốn có những tiền sử bệnh, ủ bệnh có cơ hội được phát huy. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người già và những người mắc bệnh về tim mạch...

Những ngày qua, Thủ đô Hà Nội và nhiều tỉnh thành trên cả nước đã trải qua đợt nắng nóng khủng khiếp, có nơi nhiệt độ đạt tới trên 42 độ C. Nhiệt độ ngoài trời nóng đến nỗi có thể nấu chín thức ăn. Nắng nóng cũng khiến số người nhập viện cao hơn so với bình thường. Đặc biệt, riêng tại Hà Nội có 2 trường hợp tử vong nghi do nắng nóng.

Người phụ nữ khoảng 60 tuổi nghi đột tử do nắng nóng tại Hà Nộingày 4/6 - (Ảnh: Độc giả cung cấp)

Trường hợp thứ nhất là một người phụ nữ lang thang khoảng trên 60 tuổi được phát hiện tử vong tại khu vực vườn hoa Đường Thành (Hoàn Kiếm - Hà Nội) vào chiều chiều 29/5.

Theo người dân xung quanh khu vực, trưa cùng ngày xảy ra sự việc, nạn nhân đã nằm ngủ trên ghế đá giữ lúc nắng nóng. Đến chiều thì nạn nhân được phát hiện đã tử vong.

Trường hợp thứ 2 là vào khoảng khoảng 11h45 ngày 4/6, tại địa điểm cuối đường Trần Khát Chân (phường Thanh Nhàn - Hà Nội), một phụ nữ cũng trên 60 tuổi là người dân trên địa bàn bỗng đột tử giữa đường cũng bị nghi do cảm nắng.

Thông tin từ người dân cho biết, nạn nhân vừa đi từ phòng có điều hòa ra đường, sau đó có biểu hiện choáng rồi lịm dần. Khi xe cứu thương đến thì người này đã tắt thở.

Những trường hợp trên cùng thời tiết nắng nóng dự đoán sẽ còn kéo dài khiến nhiều người không khỏi hoang mang.

Tiến sĩ Dương Đức Hùng: "Nên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể"(Ảnh: Nhất Nam)

Để lý giải rõ hơn về những tổn hại sức khỏe do nắng nóng gây nên, PV báo Người đưa tin có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Dương Đức Hùng – Trưởng Phòng kế hoạch tổng hợp – Trưởng đơn vị phẫu thuật tim mạch Bệnh viện Bạch Mai xung quanh vấn đề này.

T.S Dương Đức Hùng cho biết: Nắng nóng là một phần xúc tác khiến cơ thể vốn có những tiền sử bệnh, ủ bệnh có cơ hội được phát huy. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người già và những người mắc bệnh về tim mạch.

Trưởng đơn vị phẫu thuật tim mạch Bệnh viện Bạch Mai khẳng định, khi cơ thể khỏe mạnh thì riêng nắng nóng sẽ không thể gây ra đột quỵ.

Theo T.S Dương Đức Hùng, nắng nóng khiến cơ thể con người tiết ra nhiều mồ hôi hơn và kèm đó là những ion điện giải gây nên kiệt sức, mất nước. Vì vậy trong những ngày nắng nóng đòi hỏi cơ thể phải được bổ sung đầy đủ nước.

Đối với những người già, người mắc những bệnh về tim mạch không nên ngồi trong điều hòa mà chế độ nhiệt độ phòng quá thấp so với nhiệt độ thực ngoài trời và ngược lại. Khi nhiệt độ chênh nhau trong một khoảng quá cao gây nên hiện tượng chênh nhiệt khiến cơ thể không kịp thích nghi dẫn tới ảnh hưởng sức khỏe.

Chuối và hoa quả được các bác sĩ khuyên dùngcho cơ thể trong những ngày nắng nóng - (Ảnh: Internet)

Đưa ra lời khuyên đối với người dân trong những ngày nắng nóng, T.S Dương Đức Hùng nhắc nhở: Mọi người nên thường xuyên bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể. Nên ăn nhiều các loại thức ăn có tác dụng tốt cho cơ thể như hoa quả đặc biệt là chuối. Không nên ngồi trong phòng điều hòa mà sự chênh lệch nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao so với thực tế.

Đồng thời, T.S Hùng cũng khuyên rằng, trong những lúc trưa nắng nên hạn chế tối đa việc đi lại ngoài trời.

Cùng nhận định như trên, một số bác sĩ cho rằng: Thời tiết nắng nóng đặc biệt không tốt cho những người tim mạch và cao huyết áp.

Nắng nóng có thể gây ra hiện tượng chuột rút, kiệt sức, mệt mỏi và tình trạng đe dọa tính mạng.

 

Lời khuyên các chuyên gia khi nắng nóng

- Đảm bảo bổ xung đủ nước cho cơ thể

- Nên ăn nhiều hoa quả đặc biệt là chuối

- Sống trong nhà không thông gió, bí bách; không uống đủ nước; mặc quá nhiều quần áo; đến những nơi đông đúc…Người lớn tuổi, đặc biệt là những người có bệnh mãn tính, nên ở trong nhà vào những ngày nắng nóng hoặc ẩm ướt, đặc biệt là khi có cảnh báo ô nhiễm không khí.

- Khi một người có triệu chứng bệnh về nhiệt, cần đưa ra khỏi chỗ nắng nóng, vào bóng râm, mát mẻ và nằm nghỉ ngơi.

- Nếu gặp rắc rối về sức khỏe nghi đo nắng nóng cần đến bác sĩ ngay lập tức. Sử dụng khăn lạnh, khăn ướt làm mát ở cổ tay, cổ, nách và bẹn. Sau đó, uống nước mát hoặc trái cây và nước rau ép.

- Không dùng đồ uống có cồn, rượu bia, chất kích thích hoặc caffine.

   


Nhất Nam

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news