Tin mới

Ai giám sát người giám sát?

Thứ ba, 07/07/2015, 11:16 (GMT+7)

Một nhân viên giám sát vận chuyển hành lý, tại sân bay Nội Bài vừa bị bắt về hành vi trộm đồ của khách. Anh này đã thực hiện trót lọt hơn 10 vụ trộm. Vậy ở đây, ai giám sát người giám sát?

Một nhân viên giám sát vận chuyển hành lý, tại sân bay Nội Bài vừa bị bắt về hành vi trộm đồ của khách. Anh này đã thực hiện trót lọt hơn 10 vụ trộm. Vậy ở đây, ai giám sát người giám sát?

Ngày 7/7, Phòng cảnh sát hình sự CA Hà Nội vừa khởi tố bị can, tạm giam Nguyễn Quốc Thắng (28 tuổi, nhân viên giám sát hàng hóa tại sân bay Nội Bài) về hành vi trộm cắp tài sản trong lúc giám sát vận chuyển hàng hóa, hành lý của hành khách từ khu vực tập kết lên tàu bay và ngược lại ở sân bay Nội Bài.

Theo tài liệu điều tra, Thắng đã có 6 năm làm việc tại sân bay Nội Bài. Tính đến thời điểm bị bắt, Thắng đã thực hiện trót lọt 10 vụ. Tài sản Thắng trộm của khách chủ yếu là đồ công nghệ cao như điện thoại đời mới, máy ảnh và đồ thời trang, mỹ phẩm hàng hiệu.

Ai giám sát người giám sát?

Theo báo cáo của Cục Hàng không, năm 2013 có 205 vụ khiếu nại mất hành lý tại sân bay (Nội Bài có 56 vụ, Tân Sơn Nhất có 149 vụ), số khiếu nại liên quan đến chuyến bay quốc tế là 141 vụ.

Năm 2014, số vụ khiếu nại tăng lên 301 vụ (Nội Bài có 144 vụ, Tân Sơn Nhất 157 vụ), có 178 vụ liên quan đến chuyến bay quốc tế.

Sáu tháng đầu năm 2015 đã có 168 vụ khiếu nại (Nội Bài có 79 vụ, Tân Sơn Nhất có 88 vụ), có 111 vụ ở các chuyến bay quốc tế.

Nhìn vào những con số này, chắc hẳn ai cũng sẽ đặt ra câu hỏi? vai trò của nhân viên giám sát ở đâu trong những vụ mất trộm mà số vụ mất cắp năm sau lại tăng hơn năm trước.

Ngành hàng không thiếu chế tài hay không dám xử lý?

Chức năng của giám sát là theo dõi và kiểm tra xem khâu vận chuyển hành lý có thực hiện đúng những điều quy định không. Tuy nhiên, không những không đảm bảo vai trò, chức năng nhiệm vụ của mình, người giám sát, cụ thể là nhân viên Thắng lại thực hiện hành vi trộm cắp. Có thể hiểu, khâu giám sát là khâu cuối cùng để đảm bao cho công việc được thực hiện đúng, và vai trò và trách nhiệm của người giám sát là cao nhất.

Thế nhưng, trong cuộc họp mới đây cũng về vấn đề này. Ông Lại Xuân Thanh - cục trưởng Cục Hàng không - nhận định tình hình trộm cắp hành lý, tài sản tại sân bay vẫn còn phức tạp, số vụ phát hiện được còn ít. Khó kết luận trách nhiệm của các đơn vị liên quan, dẫn tới thời gian xử lý kéo dài và cuối cùng không có đơn vị nào chính thức nhận trách nhiệm.

Vậy trách nhiệm của bộ phậm giám sát sân bay là gì? Không lẽ đến cục trưởng Cục Hàng không cũng không nắm được.

Bộ phận giám sát là khâu rất quan trọng, nhưng lại trực tiếp vi phạm. Vậy ở đây, ai giám sát người giám sát? Tất nhiên, là không có ai giám sát họ cả. Nhưng họ sẽ bị “giám sát” bằng chế tài, bằng quy định của ngành. Và bị xử lý khi để xảy ra những sự việc như trên.

Thực tế, sự việc đã xảy ra, thậm chí còn trở thành vấn nạn của ngành hàng không. Thế nhưng, cục trưởng Cục Hàng không vẫn cho rằng khó quy trách nhiệm cho đơn vị liên quan thì thật là khó hiểu?

Hay ngành hàng không chưa có chế tài xử lý? Hoặc giả, muốn xử lý mà không xử lý được?

Chất lượng kém vì “toàn con cháu”

Trong một buổi làm việc về nâng cao năng lực, an toàn chất lượng và dịch vụ bảo đảm an toàn bay, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng bức xúc: “Sở dĩ nguồn nhân lực của Hàng không Việt Nam chất lượng kém là do các tổng công ty quản lý cảng, quản lý bay… nhận vào toàn con cháu nên không nói được.”

Phải chăng, đây là nguyên nhân mà cục trưởng Cục Hàng không khó kết luận trách nhiệm của các đơn vị liên quan. Ngay cả khi số vụ khiếu nại mất trộm hành lý năm sau luôn cao hơn năm trước.

Thực hiện trót lọt đến 10 vụ trộm mà phải đến khi cơ quan công an ra tay mới bị phát hiện, có thể thấy, vai trò quản lý của GĐ cảng vụ sân bay Nội Bài quá kém.

Dư luận lại đặt câu hỏi, liệu Nguyễn Quốc Thắng có nằm trong số “con em cháu cha”?

Còn nhớ hồi tháng 6/2014, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng hủy quyết định bổ nhiệm con trai ông Phạm Đình Vận-Tổng GĐ Tổng Cty Bảo đảm An toàn Hàng hải miền Nam (VMS-South) đã bổ nhiệm con trai là Phạm Tuấn Anh (đang là Trưởng phòng an toàn hàng hải) làm Phó Tổng GĐ VMS-South. Con ông Vận nhậm chức chỉ 13 ngày trước khi ông này nhận quyết định nghỉ hưu.

Mặc dù, ngoài ông Phạm Tuấn Anh, trong Tổng Cty này vẫn còn một số người nhà ông Vận. Trong đó, ông Phạm Quốc Súy - Phó Tổng GĐ VMS-South, là em ruột ông Vận, lên ngồi thay vị trí của anh trai.

Động thái này cho thấy, Bộ trưởng Thăng chứng minh quyết tâm "xử  con ông cháu cha". Tuy nhiên, việc này phải được thực hiện nghiêm từ cấp nhỏ thì mới mong ngành hàng không thay đổi diện mạo.

Qua vụ việc, của giám sát viên Nguyễn Quốc Thắng có thể thấy, ngành hàng không đang tồn tại một lỗ hổng cực lớn trong khâu quản lý và xử lý. Giả sử, nếu hành vi của Thắng bị phát hiện, bị xử lý (đuổi việc) thì có lẽ, giờ này, Thắng cũng sẽ không phải đối mặt với vong lao lý.

Hành động của ông Thăng cho thấy, Bộ Giao thông không thiếu chế tài xử lý, chỉ có điều, những quy định đó có được cấp dưới thực hiện đúng không mà thôi.

Video: Khách hàng than vãn vì hành lý bị mất cắp

[mecloud]nEOvPh3xF0[/mecloud]

PV

 

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news