Tin mới

Máy bay rơi do dùng linh kiện giả Trung Quốc?

Thứ ba, 01/04/2014, 10:25 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Chiếc máy bay C-130J Super Hercules mà Ấn Độ mới mua của Mỹ bị rơi gần Gwalior tuần trước đã được Mỹ và Canada điều tra kỹ lưỡng sau khi Thượng viện kết luận rằng chính các bộ phận giả trong hệ thống hiển thị của máy bay khiến nó “mất dữ liệu thậm chí trống rỗng hoàn toàn” khi đang bay mang theo nhiều ẩn họa.

(Tinmoi.vn) Chiếc máy bay C-130J Super Hercules mà Ấn Độ mới mua của Mỹ bị rơi gần Gwalior tuần trước đã được Mỹ và Canada điều tra kỹ lưỡng sau khi Thượng viện kết luận rằng chính các bộ phận giả trong hệ thống hiển thị của máy bay khiến nó “mất dữ liệu thậm chí trống rỗng hoàn toàn” khi đang bay mang theo nhiều ẩn họa.

Máy bay C-130J Super Hercules của Ấn Độ bị rơi gần Gwalior

Máy bay C-130J Super Hercules của Ấn Độ bị rơi gần Gwalior

Một cuộc điều tra năm 2011-2012 được Ủy ban quân sự Thượng viện Mỹ cuối cùng đã lùng ra những linh kiện giả được dùng để lắp ráp C-130J, C-27J và nhiều hệ thống khác của quân đội Mỹ bắt nguồn từ một công ty ở Thâm Quyến, Trung Quốc có tên Công ty thương mại điện tử Hong Dark. Hong Dark bán các linh kiện cho Tập đoàn Thương mại Toàn cầu IC, một nhà phân phối độc lập tại Mỹ. Sau đó nhà phân phối này bán lại hàng cho Hệ thống hiển thị truyền thông L-3, rồi lại bán tiếp cho Lockheed Martin, nhà thầu chính cho C-130J của quân đội Mỹ.

Trong bối cảnh thượng viện quan sát gắt gao, Không quân Mỹ đã đình chỉ và cấm Hong Dark tham gia đấu thầu để lấy các hợp đồng chính phủ và hợp đồng phụ từ năm 2012. Nhưng trong phiên điều trần trước Ủy ban dịch vụ vũ trang cho thấy nhiều sai sót ấn tượng trong chuỗi cung ứng và thủ tục đấu thầu của hệ thống quân sự, kể cả 6 chiếc C-130J Super Hercules mà New Delhi ký hợp đồng mua năm 2010 với giá 1,1 tỷ USD.

Ấn Độ có kế hoạch mua thêm 6 chiếc để bổ sung cho đội bay vận chuyển của mình. Những chiếc máy bay được ca ngợi vì có hồ sơ an toàn và sự linh hoạt. Việc mua số máy bay này cho phép quân đội Ấn Độ tới được những vùng có địa hình xa xôi khắc nghiệt.

Tuy nhiên, hệ thống hiện thị của máy bay đang được nghiên cứu kỹ - nếu nó chưa được kiểm tra – mặc dù nguyên nhân vụ tai nạn ở Gwalior chưa được xác định. Mọi chuyện bắt đầu từ tháng 11/2010 Hệ thống hiển thị truyền thông L-3 phát hiện ra tỷ lệ sai sót của công ty trên những con chip được cài trên bộ phận hiển thị của C-130J và C-27J đã tăng gấp 3 lần, từ 8,5% lên 27%. L-3 cũng nhận thấy rằng cùng thì những linh kiện đã được dùng trước đó nhưng đã bị lỗi khi dùng cho máy bay quân sự. Công ty đã gửi các chip đi để kiểm tra và kết quả cho thấy có “nhiều điều bất thường”, có nhiều linh kiện “nghi ngờ là hàng giả”.

“Lỗi bộ nhớ con chip có thể khiến bộ phận hiển thị hiện ra hình ảnh kém chất lượng, gây mất dữ liệu, thậm chí chỉ toàn màu đen”, báo cáo của Thượng viện Mỹ cho biết. “Thật không may, Hệ thống hiện thị truyền thông L-3 đã cài đặt linh kiện còn nhiều nghi ngờ này trên hơn 400 bộ phận hiển thị, bao gồm những bộ phận định dùng cho C-27J cũng như C-130J”.

Điều đáng lo ngại cho các nhà hoạch định quốc phòng Ấn Độ là Ủy ban Thượng viện Mỹ cho biết một số tàu thuyền của quân đội Mỹ như Boeing P8A-Poseidon được cung cấp cho Hải quân Ấn Độ có bị dính linh kiện giả Trung Quốc.

Theo lực lượng không quân Mỹ, “khoảng 84.000 linh kiện điện tử nghi ngờ là hàng giả được mua từ Hong Dark được cung cấp cho Bộ Quốc phòng và nhiều linh kiện đã được cài đặt trên máy bay của Bộ Quốc phòng”.

Bảo Linh (Theo times of india)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news