Tin mới

MH370: Bi kịch của những gia đình mất con độc nhất

Thứ tư, 26/03/2014, 11:43 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Chính sách một con gây tranh cãi của Trung Quốc và sự biến mất của chuyến bay MH370 gây đau đớn cho bao bậc cha mẹ Trung Quốc, nhiều người trong số họ đã mất đứa con độc nhất.

(Tinmoi.vn) Chính sách một con gây tranh cãi của Trung Quốc và sự biến mất của chuyến bay MH370 gây đau đớn cho bao bậc cha mẹ Trung Quốc, nhiều người trong số họ đã mất đứa con độc nhất.

 

Khi Thủ tướng Malaysia Najib Razak đối mặt với ống kính máy ảnh để thông báo tin không còn ai sống sót trên chuyến bay MH370 vào tối thứ hai, các gia đình trên toàn thế giới đã bật khóc. Nhưng đối với cha mẹ của Wang Yonggang, một chuyên gia máy tính 27 tuổi đến từ miền đông Trung Quốc, đây là nỗi đau quá lớn.

Wang Yonggang, 27 tuổi, chuyên gia máy tính đến từ Trung Quốc

Wang Yonggang, 27 tuổi, chuyên gia máy tính đến từ Trung Quốc

Giống như nhiều bậc cha mẹ Trung Quốc ở thế hệ của họ, ông bà Wang chỉ được phép sinh 1 con theo quy tắc kế hoạch hóa gia đình hà khắc được đưa ra năm 1979 của Trung Quốc trong bối cảnh lo ngại bùng nổ dân số. Bây giờ, cùng với sự mất tích của chiếc Boeing 777, con trai của ông bà cũng ra đi. “Cả 2 đều đã ở tuổi ngũ tuần và Wang là đứa con duy nhất của họ. Điều này thật đau lòng. Wang luôn là niềm tự hào của cha mẹ. Họ đang vô cùng đau khổ”, ông Cao Kaiffu, Hiệu trưởng cũ của Wang tại trường Trung học Funing, tỉnh Giang Tô nói.

Thời gian gần đây, một số thành phố lớn của Trung Quốc, trong đó có cả Bắc Kinh và Thượng Hải đã nới lỏng chính sách dân số, cho phép các gia đình có thể sinh 2 con. Sự thay đổi này nhằm “nâng cao tỷ lệ sinh, giảm bớt gánh nặng tài chính do dân số già đi nhanh chóng của Trung Quốc”, Tân Hoa xã đưa tin.

Tuy nhiên, các quy định mới này không thể xoa dịu nỗi đau của những gia đình như bà Wang, người đã mất đứa con duy nhất khi MH370 có thể đã bị rơi ở Ấn Độ Dương.

Có 153 hành khách Trung Quốc trên máy bay Boeing 777 khi nó cất cánh từ sân bay Kuala Lumpur. Khoảng 1/3 trong số họ sinh trong những năm 1980, Beijing News cho biết.

Đa số nam nữ thanh niên sinh ra trong thập kỷ đầu lúc chính sách 1 con hình thành đều có khả năng là con một. Trong số đó có Ding Ying, một nhân viên 28 tuổi của hãng Qatar Airways tại Trùng Khánh, Zhang Meng, 28 tuổi đến từ Trịnh Châu và chồng cô, Yan Peng cũng 28 tuổi.

Ding Yinh, 28 tuổi, đến từ Trùng Khánh, Trung Quốc

Ding Yinh, 28 tuổi, đến từ Trùng Khánh, Trung Quốc

Zhang Meng, 28 tuổi, đến từ Trịnh Châu

Zhang Meng, 28 tuổi, đến từ Trịnh Châu

Wang Yonggang, hành khách thứ 156 trên chuyến bay của Malaysia Airlines cũng là con một. Là con trai của một giáo viên toán học và một bác sĩ phụ khoa, Wang là một ngôi sao sinh học tại trường. Anh đã ghi được điểm số tuyệt vời – 695 trong kỳ thi đại học “gaokao” rất khó khăn tại Trung Quốc.

Cao Kaifu, cựu hiệu trưởng của Wang cho biết thành tích xuất sắc của anh khiến anh được các trường đại học hàng đầu Trung Quốc săn đón. “Các giảng viên nhập học tại ĐH Bắc Kinh và ĐH Thanh Hoa đều đến trường chúng tôi để cố gắng mời cậu ấy vào học”. Cuối cùng, Wang đã chọn ĐH Bắc Kinh, và nhận bằng thạc sĩ Điện tử và Khoa học máy tính. Năm ngoái, anh vừa nhận bằng Tiến sĩ.

Khi máy bay MH370 mất tích, Wang hiện là nhân viên của Bộ công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc. Anh trở về từ một chuyến đi giảng dạy tại Malaysia. Wang đã lên kế hoạch kết hôn với bạn gái vào năm nay, năm con ngựa.

Thầy giáo cũ của Wang đã mất ngủ sau khi nghe tin cậu học trò ngôi sao của mình có khả năng đã chết vào đêm thứ hai vừa qua. “Trước đó tôi còn có hi vọng nhỏ, nhưng giờ thì hi vọng đã trôi đi. Tôi không thể tưởng tượng nổi nỗi đau của gia đình em ấy”.

Ma Shijing, một nhân viên xã hội tại Thượng Hải hiện đang điều hành một nhóm hỗ trợ các bậc cha mẹ “mồ côi” cho biết rất nhiều người gặp vấn đề tâm lý và tài chính, khoảng 70% các cặp vợ chồng ly hôn sau khi đứa con duy nhất qua đời.

Một số bậc cha mẹ tìm đến niềm an ủi trong tôn giáo, một số khác cố gắng kiến nghị để Chính phủ hỗ trợ tốt hơn cho các bậc cha mẹ đã mất con. “Mục đích duy nhất trong cuộc sống của họ là biến mất và họ sẽ rơi vào trạng thái trầm cảm”. Những người bị mất đứa con duy nhất nói về nỗi đau của họ thậm chí còn thê thảm hơn: “Kể từ khi con gái chúng tôi rời bỏ chúng tôi, chúng tôi đã mất lý do để sống”, bà Shen Dongmei, 58 tuổi, người đã bị mất con gái năm 2004 sau khi bác sĩ chẩn đoán sai nói. “Chúng tôi đã bị tước quyền sinh con. Chúng tôi đã bị nguyền rủa. Tôi thực sự ghét họ rất nhiều”.

Mỗi năm, có khoảng 76.000 gia đình mất đi đứa con độc nhất. “Khi bạn mất đi đứa con duy nhất, cảm giác bầu trời sụp xuống”, một người mẹ đã mất đi đứa con gái duy nhất và chồng trong vụ tai nạn xe năm 2012 tại Thượng Hải nói. “Bởi vì chính sách 1 con mà hàng triệu gia đình đã mất đi con cái mãi mãi. Đây là một thảm kịch, không ai có thể xoa dịu nỗi đau này”, bà nói thêm.

“Tại sao không? Khi tôi chon con gái mình, tôi đã chôn vùi chính bản thân mình. Tôi không mong muốn thời khắc hiện tại, không có ước mơ, không có suy nghĩ. Bề ngoài tôi cười nhưng trong lòng tôi khóc. Tôi đã mất đi hạnh phúc duy nhất trong cuộc sống của mình”, người mẹ bị mất con gái tại Thượng Hải nói trong nước mắt.

Bảo Linh (Theo Telegraph)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news