Tin mới

Mối họa tiềm tàng của Tổng thống Philippines Duterte

Thứ hai, 07/11/2016, 09:58 (GMT+7)

Theo nhà báo Jon Emont của tạp chí The Atlantic, Mỹ, Tổng thống Philippines Duterte có thể phải đối mặt với sự bất mãn từ công chúng và phản ứng dữ dội từ các doanh nghiệp trong nước cũng như các lực lượng quân đội nếu tiếp tục xa rời Washington.

Theo nhà báo Jon Emont của tạp chí The Atlantic, Mỹ, Tổng thống Philippines Duterte có thể phải đối mặt với sự bất mãn từ công chúng và phản ứng dữ dội từ các doanh nghiệp trong nước cũng như các lực lượng quân đội nếu tiếp tục xa rời Washington.

Trong bài viết có tiêu đề "Những giới hạn của Duterte trong việc bài trừ Mỹ" được đăng trên tạp chí The Atlantic, nhà báo Jon Emont lập luận rằng tổng thống Philippines có thể phải đối mặt với sự bất mãn gia tăng từ công chúng hoặc phản ứng gay gắt từ các nhóm doanh nghiệp và quân đội hùng mạnh nếu tiếp tục ly khai Mỹ, đặc biệt là trục xuất quân đội Mỹ khỏi khu vực.

Nhà báo Emont nhấn mạnh rằng, một nửa tầng lớp trung lưu và thượng lưu ở Philippines có họ hàng ở Mỹ, dù những khoản tiền của Mỹ được chuyển về nước (khoảng 10 tỷ USD mỗi năm) thì phần còn lại vẫn là "động lực chính của nền kinh tế Philippines".

Đầu tư nước ngoài vào Philippines đã giảm 41% từ tháng 6 năm ngoái trong khi đồng peso giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 7 năm qua sau khi Duterte có những bình luận chống lại Mỹ.

"Nếu Philippines không thích Chính sách đối ngoại của đất nước họ, họ có thể cố gắng thay đổi nó", nhà báo này viết.

Việc cắt đứt quan hệ với Mỹ sẽ khiến Tổng thống Duterte đối mặt nhiều rủi ro. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, đáng lo ngại hơn cho Duterte chính là viễn cảnh các nhóm quân đội và doanh nghiệp lớn mạnh trong nước, vốn duy trì quan hệ chặt chẽ với Mỹ, sẽ quay sang chống đối ông, Emont chỉ ra.

Tuy nhiên, có một cơ hội để Tổng thống Duterte tránh được những tình huống tiêu cực tiềm tàng.

"Nếu Duterte không thực hiện cam kết nói rằng sẽ trục xuất quân đội Mỹ khỏi Philippines, và những mối quan hệ kinh tế còn lại nhiều hơn hoặc ít hơn, các nhà hoạch định chính sách Mỹ có thể ngăn chặn Duterte", Emont nhấn mạnh.

Một số thành viên thuộc tầng lớp tinh hoa của Philippines cũng từng bày tỏ lo ngại rằng chiến dịch chống tội phạm ma túy của ông Duterte đe dọa làm xói mòn các quy chuẩn pháp luật vốn rất khó khăn mới đạt được. Dấu hiệu của một làn sóng phản ứng dữ dội đã bắt đầu xuất hiện dù ông Dutrete đạt uy tín cao trong các cuộc thăm dò dư luận.

Hôm 26/10, đại diện đảng Kabayan, ông Harry Roque đã khuyên tổng thống nên có chuyến thăm và làm việc tại Mỹ hoặc sẽ phải đối mặt với sự thay đổi chế độ do chính Mỹ tạo ra.

"Nếu chúng ta có chuyến thăm chính thức tới Mỹ, Washington sẽ thực hiện các bước để loại bỏ Tổng thống Duterte khỏi vai trò lãnh đạo. Trước đây, cựu Tổng thống Erap cũng từng bị lật đổ vì chống lại lời khuyên không nên tiến hành cuộc chiến tranh toàn diện (ở Mindanao) của cựu Tổng thống Bill Clinton".

Ông Roque cũng nói thêm rằng Mỹ có một hồ sơ dài về những lần lật đổ các nhà lãnh đạo nước ngoài.

Bình luận về vấn đề này, một nhà nghiên cứu rủi ro tại Đại học Teknologi, Malaysia, ông Mathew Maavak cho rằng, Duterte có lý do để cắt đứt quan hệ với Mỹ.

"Rodrigo Duterte có lý do để đưa đất nước mình thoát khỏi quỹ đạo của Mỹ. Mỹ coi mình là "người đảm bảo an ninh" của Philippines nhưng người ta có thể đặt câu hỏi rằng sự bảo đảm này có ý nghĩa gì đối với những người dân thường hoặc đối với các công dân Philipines hay bất cứ quốc gia đồng minh nào của Mỹ", ông Maavak nói với Sputnik.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Tổng thống Philippines Duterte tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Viêng Chăn, Lào hôm 7/9. Ảnh: Reuters

"Một sự trùng hợp đáng chú ý là hầu như tất cả các quốc gia đồng minh dưới chiếc dù an ninh của Mỹ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đều phải đối mặt với tình trạng xấu đi hoặc các vấn đề quân sự Hồi giáo kéo dài".

Theo chuyên gia này, đây có thể là hệ quả kéo dài từ các chính sách dai dẳng của các cựu Tổng thống Carter và Reagan.

"Sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Philipines đã không thể chấm dứt vấn đề thánh chiến ở miền nam Philipppines và khu vực Borneo rộng lớn. Thực tế, tình trạng này chỉ càng trở nên tồi tệ hơn".

"Một liên minh với Washington đồng nghĩa với việc bị hạn chế cách chính sách độc lập. Duterte đã có một Philippines với đầy rẫy những đói nghèo, tỷ lệ tội phạm cao và thiếu các cơ hội kinh tế vững chắc", và đó là lý do vì sao nhà lãnh đạo này đã có những quyết định táo bạo, quyết liệt, thậm chí là có phần liều lĩnh kể từ khi trở thành tổng thống, nhà nghiên cứu Mathew Maavak nhận định.

Xem thêm video:

[mecloud]JYIJIrLqCB[/mecloud]

Lê Huyền (Sputnik)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news