Tin mới

Mối quan hệ Nga-Trung đằng sau cuộc tập trận hải quân sắp diễn ra

Thứ hai, 19/05/2014, 14:28 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Cuộc tập\ntrận hải quân chung giữa Trung Quốc và Nga sẽ diễn ra vào cuối tháng 5 tới đây là một ví dụ tượng trưng cho mối quan\nhệ về chính trị, kinh tế, và quân sự giữa Nga và Trung Quốc.

(Tinmoi.vn) Cuộc tập trận hải quân chung giữa Trung Quốc và Nga sẽ diễn ra vào cuối tháng 5 tới đây là một ví dụ tượng trưng cho mối quan hệ về chính trị, kinh tế, và quân sự giữa Nga và Trung Quốc.

Trung Quốc trước đây đã tuyên bố kế hoạch tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung với Nga mà theo truyền thông Nga đưa tin là ở biển Đông vào cuối tháng này.

 Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố trên website của Bộ: “Các bài luyện tập là các cuộc tập trận thường xuyên của hải quân Trung Quốc và Nga, mục đích để tăng cường hợp tác giữa quân đội hai nước, tăng khả năng phối hợp giải quyết những đe dọa về hải quân.”

Báo Voice of America viết, cuộc tập trận chung sẽ diễn ra vào cuối tháng 5 này ở ngoài khơi bờ biển Thượng Hải. Đây là khu vực phía Bắc quan trọng ở quần đảo Điếu Ngư/Sensaku - nguồn gốc gây căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong những năm gần đây. Nga cũng có tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản ở Quần đảo Kuril nằm ở phía bắc ngoài khơi bờ biển viễn đông của Nga.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc nhấn mạnh, Nga và Trung Quốc từng có lịch sử tổ chức các cuộc tập trận hàng hải chung lâu đời. Vào cuối tháng 6 năm ngoái, Moscow và Bắc Kinh đã tổ chức một cuộc tập trận hải quân quy mô lớn bắn đạn thật ở ngoài khơi bờ biển thành phố Vladivostok, Nga. Truyền thông Trung Quốc đưa tin, đó là cuộc tập trận của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc lớn nhất chưa từng thấy của Trung Quốc với nước ngoài.

Báo New York Times cho biết, hải quân Mỹ đã điều “bảy tàu chiến, bao gồm một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường với hệ thống radar loại Aegis có thể phát hiện và điều khiển vũ khí để phá hủy các mục tiêu của kẻ địch, các tàu chiến nhỏ hơn có khả năng chống ngầm xuất hiện trong cuộc tập trận năm ngoái. Những tàu này thuộc Hạm đội biển Bắc và Nam của Trung Quốc. Bắc Kinh cũng phóng ra ba máy bay trực thăng và một đơn vị chiến đấu đặc biệt trong cuộc tập trận này. Hải quân Nga thì điều đi một tàu ngầm lớp Kilo và tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Varyag, treo cờ của Hạm đội biển Đen, Nga.

Chuyên gia Wang Ning, Giám đốc trung tâm Học viện Nga tại Đại học nghiên cứu quốc tế Thượng Hải cho biết: “Điều đó chứng tỏ mối quan hệ tốt đẹp chưa từng thấy giữa Nga và Trung Quốc. Rằng hai quốc gia sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong chiến lược toàn cầu.”

Mối quan hệ Nga-Trung đằng sau cuộc tập trận hải quân sắp diễn ra

Ảnh: Wikimedia Commons

Thực tế, các cuộc tập trận hải quân chung là một ví dụ hiếm hoi và là kết quả của mối quan hệ song phương mạnh mẽ giữa Nga và Trung Quốc kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được bổ nhiệm làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản vào tháng 11/2012. Trung Quốc đã sớm bắt đầu “tấn công quyến rũ” Nga trong nhiệm kỳ của ông Tập. Điều này được chứng minh bằng việc giữa nhiều nước khác, ông Tập Cận Bình chọn Nga là điểm đến cho chuyến công du nước ngoài chính thức đầu tiên kể từ khi ông lãnh chức Chủ tich vào tháng 3/2013. Liền sau đó, ông đã quay trở lại Nga trong Hội nghị G-20, và một lần nữa xuất hiện vào đầu năm nay để tham dự lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Sochi.

Mối quan hệ giữa hai lãnh đạo đã đem lại một số kết quả đáng kể. Ngoài những cuộc tập trận chưa từng có tiền lệ kể trên, Nga có tín hiệu cho thấy mong muốn lớn hơn là bán cho Trung Quốc công nghệ quốc phòng tiên tiến trong nhiệm kỳ của ông Tập.

Trong suốt khoảng thời gian ông Tập lần đầu tới Nga vào tháng 3 năm ngoái, các báo cáo cho thấy Trung Quốc và Nga đang đàm phán những hiệp ước quốc phòng lớn nhất từ trước tới nay. Thương vụ này bao gồm việc Nga bán cho Trung Quốc bốn chiếc tàu ngầm động cơ đẩy lớp Lada cũng như 24 máy bay chiến đấu đa chức năng Su-35, đặc biệt sẽ tăng cường sức mạnh cho không quân Trung Quốc. Mới nhất, có báo cáo cho hay, ông Putin đã thông qua thương vụ bán cho Trung Quộc hệ thống phòng thủ S-400 tiên tiến nhất.

Có lẽ quan trọng về lâu dài hơn cả, Nga và Trung Quốc đang tăng cường đáng kể những trao đổi năng lượng, nhằm củng cố mối quan hệ dài hạn giữa hai nước. Đáng chú ý nhất, vào tháng 6 năm ngoái, Rosneft, tập đoàn năng lượng Nhà nước của Nga đã đồng ý xuất khẩu gấp đôi lượng dầu cho Trung Quốc. Theo đó, Nga sẽ vận chuyển 365 triệu tấn dầu thô trị giá 270 tỷ USD cho Trung Quốc trong vòng 25 năm tới.

Tương tự, rất nhiều dấu hiệu cho thấy  sau một thập kỷ đàm phán, Nga và Trung Quốc cuối cùng đã đạt được thỏa thuận bán khí đốt tự nhiên khổng lồ trong vòng 30 năm. theo tin tức từ Bloomberg News, một khi thương vụ này được hoàn thành, tập đoàn Gazprom của Nga sẽ cung cấp khoảng 38 tỉ mét khối khí đốt cho trung Quốc, bằng 24% đơn hàng của công ty này cho cả châu Âu vào năm 2013. Đạt được điều này đồng thời đòi hỏi Nga phải xây dựng đường ống dẫn khổng lồ để mang khí đốt tự nhiên từ miền đông Nga sang Trung Quốc. Vậy, Nga được ước tính cần 22 tỉ USD để xây dựng đường ống dẫn này.

Hai bên đang hy vọng thương vụ sẽ được hoàn thành trong thời gian ông Putin thăm Trung Quốc vào ngày 20/5 tới đây, diễn ra ngay trước cuộc tập trận hải quân chung.

Chi MK (Theo Diplomat)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.