Tin mới

Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh từ quả sung

Thứ tư, 22/10/2014, 09:25 (GMT+7)

Quả sung là loại trái cây dân dã được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày của người Việt. Sung dùng để ăn kèm với một số món ăn và cũng có thể dùng để chữa một số loại bệnh thông thường.

Quả sung là loại trái cây dân dã được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày của người Việt. Sung dùng để ăn kèm với một số món ăn và cũng có thể dùng để chữa một số loại bệnh thông thường.

Sung được xem là loại cây gần gũi, xưa nhất, được con người thuần hóa với gần 29 giống khác nhau. Sung có thể được dùng dưới dạng tươi hoặc khô, vào các món ngọt như mứt, bánh... được khuyên dùng cho các vận động viên và những người cần nỗ lực vì có thể cung cấp nhiều calori (74 Kcal/100 gr), nhiều khoáng chất đặc biệt là calcium, potassium, magnésium, phosphor; vi lượng như sắt, chất xơ và vitamin nhóm B, C, A, rétinol, E và K.

Do có nhiều dưỡng chất như vậy nên sung chín có thể có tính năng trị liệu đối với vài chứng bệnh thường gặp như rối loạn chuyển hóa, táo bón ở phụ nữ mang thai. Sung giã nhỏ có thể dùng để đắp lên các vùng lở loét trên tay chân. Theo một số tài liệu, sung được y học cổ truyền Trung Hoa sử dụng để loại bỏ độc tố cơ thể và mụn nhọt; làm thuốc sắc để chữa cảm cúm và thông đường hấp. Mủ của sung được sử dụng để làm lên men sữa trong phô mai hoặc để làm mềm thịt khi nấu nướng.

                                 

Theo cố GS-TS Đỗ Tất Lợi, chuyên gia nghiên cứu dược học, dùng nhựa sung bôi trực tiếp vào chỗ đau nhiều lần, nếu mụn nhọt sưng tấy, đỏ, đau chưa có hiện tượng kết mủ thì giã lá sung đắp lên chung quanh; nếu đã có khu trú thành ổ mủ thì ta vẫn bôi và đắp lá sung nhưng để hở nơi có mủ. 

Ho khan không có đờm:  Sung chín tươi 50 - 100g gọt bỏ vỏ, đem nấu với 50 - 100g gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Có thể cho thêm ít nho khô hoặc đường phèn cho dễ ăn.

Viêm họng:  Sung tươi sấy khô, tán bột rồi lấy một chút thổi vào họng. (2) Sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn rồi cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hàng ngày.

Mụn nhọt, lở loét: Sung chín sao khô, tán bột rồi rắc lên tổn thương. Để đạt hiệu quả cao, trước đó có thể ngâm rửa tổn thương bằng nước sắc quả hay lá sung tươi, sau đó lau khô rồi rắc bột thuốc và băng lại.

Hen phế quản: Sung tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt uống mỗi ngày 1 lần.

Sản phụ thiếu sữa: Sung tươi 120g, móng lợn 500g, hai thứ đem hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần. Bài này có Công dụng bổ khí huyết, hạ nhũ chấp (làm ra sữa) dùng rất tốt cho sản phụ sau đẻ suy nhược, khí huyết bất túc, sữa không có hoặc có rất ít.

Đối với những bệnh nhân đau nhức đầu chưa rõ nguyên nhân, lấy nhựa sung cho lên giấy bản đắp vào hai bên thái dương. Đôi khi cũng phương pháp này ta cũng có thể chữa bệnh tê liệt nhẹ ở thần kinh ngoại vi, cũng có khi dùng phối hợp bôi ngoài kết hợp ăn lá sung luộc chín hoặc uống nhựa sung (cho vào một cốc nhỏ nước sôi để nguội, uống trước khi đi ngủ). 

Thoa Nguyễn

Theo Nguoiduatin

Xem thêm video: Cách nấu xôi dừa bằng nồi cơm điện cực ngon

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news