Tin mới

Mùa rét cần chú ý khi chở trẻ ra đường

Thứ năm, 09/01/2014, 11:39 (GMT+7)

Thời tiết mùa đông mưa rét khiến người lớn cũng phải ốm chứ đừng nói đến trẻ em. Khi có việc cần đưa trẻ em ra ngoài, bạn cần phải chú ý một vài điểm để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Thời tiết mùa đông mưa rét khiến người lớn cũng phải ốm chứ đừng nói đến trẻ em. Khi có việc cần đưa trẻ em ra ngoài, bạn cần phải chú ý một vài điểm để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Nguy cơ từ những chiếc xe máy

Xe máy là phương tiện chủ yếu của người Việt, không chỉ dùng để di chuyển những quãng ngắn mà còn dùng để đi xa, dài ngày, đặc biệt là vào dịp Tết khi nhiều gia đình chở theo trẻ em về quê ăn Tết. Trời rét đậm, đường xa chính là nguyên nhân dẫn đến những cái chết đáng tiếc của trẻ em. Đợt rét kỷ lục đầu năm 2008, một em bé 2 tuổi đã chết trên đường từ Hải Phòng đi Phú Thọ, và một trẻ 4 tuổi khác cũng qua đời dọc đường. Cả hai đều được bố mẹ cho ngồi trên xe máy đi xa, giữa tiết trời giá rét.

xe máy,mùa đông,trẻ em,chú ý

Mùa đông giá rét nên hạn chế việc chở trẻ em bằng xe máy

Theo các Bác sĩ chuyên khoa Nhi, trong những ngày rét đậm rét hại, trẻ nhỏ khi đi xe máy đường xa có thể tử vong ngay trên đường do quá lạnh, nhất là những em bé dưới 2 tuổi, hệ thống cân bằng nhiệt chưa hoàn thiện nên thân nhiệt có thể tụt rất nhanh, làm các cơ quan quan trọng ngừng hoạt động. Tuy nhiên, khả năng này thấp hơn rất nhiều so với trường hợp tử vong vì ngạt thở.

Trời rét, khi đi đường xa, trẻ thường được mặc rất nhiều quần áo, thậm chí còn trùm thêm chăn, khoác áo mưa, ngoài ra còn có mũ, khẩu trang, khăn trùm... Trẻ thường được đặt ngồi giữa, mẹ ở sau ôm chặt con, áp sát vào người cầm lái cho ấm, do đó em bé rất dễ ngạt thở. Trẻ nhỏ khi ngạt không vùng vẫy được mạnh, lại ngăn cách với người lớn qua nhiều lớp áo nên bố mẹ có thể không nhận ra biểu hiện bất thường của con. Nhiều người không nghĩ đến nguy cơ này nên thấy con ngọ nguậy lại cố ôm cho chặt hơn.

 

Trường hợp trẻ ngồi trước, khả năng chết cóng cao hơn, nhưng nguy cơ chết ngạt vẫn rất lớn vì gió mạnh (nhất là khi xe chạy tốc độ cao trên đường trống) thốc vào mặt cũng khiến trẻ ngộp thở; hoặc khăn, khẩu trang bị gió thổi áp sát vào mũi, ngăn cản hô hấp. Trẻ bị ngạt nhưng vì lạnh cóng nên cũng khó có phản ứng để bố mẹ nhận ra. Thông tin có trẻ chết khi đi xe máy khiến nhiều phụ huynh kinh sợ, vì không ít người cũng hay cho con về quê bằng phương tiện này.

 

Khi đi xa có con nhỏ, nên dùng ô tô để đảm bảo an toàn

Các bác sĩ Nhi khuyến cáo, trong những ngày rét đậm, tốt nhất là không cho trẻ ra đường, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Nếu phải đi đâu, nên sử dụng hoặc thuê xe ôtô. Chỉ cho trẻ đi xe máy nếu quãng đường ngắn. Trong trường hợp này, khả năng tử vong trên xe rất hiếm nhưng trẻ vẫn dễ bị ốm. Để giảm nguy cơ này, cha mẹ cần mặc thật ấm cho con, đội mũ, đeo kính, khẩu trang, găng tay đầy đủ. Lưu ý mặc quần dày và kín cho trẻ. Nhiều phụ huynh mặc cho con thật nhiều áo mà lại sơ ý để phần dưới phong phanh, khiến trẻ bị ngộp trong khi vẫn thấy lạnh.

Không nên cho trẻ ngồi trước xe máy. Dọc đường đi, cha mẹ nên chú ý xem con có thở được dễ dàng không, theo dõi các phản ứng của trẻ. Với trường hợp bất khả kháng như trẻ bị bệnh, phải cấp cứu thì phải giữ đủ ấm cho trẻ. Nếu buộc phải đi bằng xe máy trên những quãng đường xa thì nên cho trẻ ngồi giữa quay mặt ngược lại với hướng gió, tuy nhiên cũng phải giữ cho đường hô hấp của trẻ được lưu thông bằng cách liên tục để ý, tránh trường hợp trẻ bị ngạt thở.

T.M (Theo Auto Daily)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: chú ý

Các trường hợp bị thu giữ bằng lái xe máy

Thu giữ giấy phép lái xe máy là một trong những hình phạt khá nặng đối với người điều khiển xe máy vi phạm quy định an toàn giao thông. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết các trường hợp nào CSGT được và không được phép tịch thu bằng lái.