Tin mới

Mướp đắng và công dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Thứ bảy, 11/07/2015, 10:14 (GMT+7)

Bên cạnh công dụng làm thực phẩm, mướp đắng còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và chữa bệnh.

Bên cạnh Công dụng làm thực phẩm, mướp đắng còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và chữa bệnh.

Mướp đắng (còn được gọi là khổ qua), thuộc họ bầu bí. Quả có hàm lượng vitamin C đứng hàng đầu trong các loại rau, dưa, bí; gấp 5 – 20 lần dưa chuột, có tác dụng phòng bệnh xuất huyết, bảo vệ màng tế bào, phòng xơ vữa động mạch, kháng ung thư, nâng cao sức đề kháng, phòng cảm mạo, bảo vệ tim.

Chất glycoside của mướp đắng có tác dụng giảm đường trong máu nên có tác dụng trị liệu bổ trợ đối với bệnh đái tháo đường.

Theo y học cổ truyền, mướp đắng tính hàn, vị đắng, vào kinh tâm, phế, vị; có tác dụng thanh nhiệt giải thử, lương huyết lợi niệu, thanh tâm khứ hỏa nếu được dùng thường xuyên sẽ giúp giảm các bệnh ngoài da, làm cho da dẻ mịn màng. Nước sắc mướp đắng tươi có tác dụng chữa ho, chữa mụn trứng cá, chữa rôm sẩy (uống trong và bôi ngoài). Ngoài ra, mướp đắng còn có nhiều tác dụng khác như: kích thích ăn uống, chống viêm, hạ sốt…

Mướp đắng và công dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Công dụng tuyệt vời của quả mướp đắng:

Giảm lượng cholesterol

Mướp đắng giúp làm giảm lượng cholesterol, từ đó giúp bạn thoát khỏi nguy cơ mắc bệnh đau tim và đột quỵ. Cholesterol cao chỉ có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu. Ăn mướp đắng thường xuyên sẽ đem lại hiệu quả đáng ngạc nhiên.

Thanh nhiệt

Ngày hè nóng bức, thân nhiệt tăng cao, các thực phẩm hàn như mướp đắng có giá trị thổi hơi mát từ sâu bên trong. Mướp đắng còn có thể làm mát là vì mướp đắng có rất nhiều nước. Lượng nước trong mướp đắng khoảng 90%. Lượng nước đó sẽ giúp bạn thải nhiệt nhanh cho bớt nóng bức. Mướp đắng lại không có nhiều kcal, ăn vào bạn sẽ không bị sinh nhiệt thêm.

Giải độc

Mướp đắng có công dụng giải độc rất tốt, nhất là những thể độc do nóng bức từ trong nóng ra. Các dạng nhiễm độc do gan không đủ khả năng chuyển hóa. Sở dĩ mướp đắng có tác dụng này là vì: mướp đắng có rất nhiều nước, nước có công dụng chuyển chất độc tới thận để thải ra ngoài. Mướp đắng lại có tính hàn, bớt sinh nhiệt, giảm nhiễm độc do nóng trong. Mướp đắng còn có tác dụng mạnh gan, nên tăng khả năng thanh thải cho cơ thể. Mướp đắng còn có kháng sinh tự nhiên, nên có khả năng tiêu diệt các mầm bệnh gây độc.

Bổ gan

Mướp đắng giàu chất xơ có tác dụng kích thích vận động đường mật nên tốt cho tiết mật. Mướp đắng còn có tác dụng làm giảm nồng độ các men gan viêm như: AST, ALT (sự gia tăng các men này là một dấu hiệu chỉ thị cho tế bào gan đang bị viêm nặng). Mướp đắng còn được thực nghiệm chứng minh làm giảm nồng độ bilirubin trong máu (tăng bilirubin là một chỉ thị chứng tỏ gan chuyển hóa kém, đường mật đang bị tắc). Vì thế, mướp đắng rất an toàn cho gan của bạn.

Tốt cho da

Mướp đắng rất có lợi cho da. Uống nước ép mướp đắng thường xuyên có thể làm làn da trắng và mịn màng, giảm mụn trứng cá. Mướp đắng thậm chí còn giúp điều trị bệnh vẩy nến và eczema... Hãy thử món canh mướp đắng để chữa các bệnh ngoài da hoặc cho làn da đẹp hơn.

Giảm cân

Mướp đắng rất ít calo và rất nhanh làm bạn cảm thấy no. Ăn mướp đắng thường xuyên giúp bạn Giảm cân hoặc duy trì mức cân nặng lý tưởng. Loại quả này cũng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao.

Một số đối tượng không nên “lạm dụng” loại quả này:

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Trong thời gian mang thai, phụ nữ cần bổ sung nhiều dưỡng chất, trong đó có chất béo và chất xơ. Hai dưỡng chất này lại chiếm tỉ lệ khá ít ỏi trong mướp đắng. Bên cạnh đó, mướp đắng còn chứa độc tố vicine, có thể khiến người nhạy cảm như thai phụ, trẻ sơ sinh đau nhức, thậm chí hôn mê.

Ăn nhiều mướp đắng cũng làm giảm đường huyết, kích thích tử cung, tăng nguy cơ sinh non, sảy thai. Trong thời kỳ cho con bú, mẹ ăn nhiều mướp đắng sẽ truyền một số thành phần không tốt vào cơ thể trẻ. Vì thế, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên hạn chế ăn mướp đắng để bảo vệ thai nhi, trẻ nhỏ. Các bác sỹ cũng khuyến cáo, phụ nữ trong ngày 'đèn đỏ' không nên ăn mướp đắng.

Người bị bệnh huyết áp thấp

Charantin, Polypeptid-P và Vicine trong mướp đắng có khả năng hạ đường huyết, dẫn đến tụt huyết áp. Do đó, bạn không nên ăn quá nhiều mướp đắng, huyết áp hạ đột ngột dễ gây chóng mặt, đau đầu. Người mắc bệnh huyết áp thấp lại càng phải 'hạn chế' sử dụng để bệnh không tiến triển xấu. Các chuyên gia đã tiến hành những thí nghiệm với động vật. Trong đó, sau 15 ngày không sử dụng mướp đắng, chuột và thỏ thí nghiệm đều tránh được tình trạng hạ đường huyết, lượng glucose được cải thiện. Những người có tiền sử mắc bệnh huyết áp thấp cũng không nên ăn nhiều mướp đắng, dễ khiến bệnh tái phát, thậm chí nặng hơn trước.

Tuy nhiên, mướp đắng lại khá có lợi với bệnh nhân tiểu đường. Khi tiến hành thí nghiệm với chuột mắc nhân tiểu đường, các chuyên gia nhận thấy việc sử dụng mướp đắng dạng bào chế đông khô không gây ảnh hưởng đến việc hạ đường huyết. Thậm chí, việc sử dụng mướp đắng trong 6 tuần còn làm chậm biến chứng về võng mạc của những con vật này.

Bảo An (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news