Tin mới

Mỹ thiết lập "trục an ninh" châu Á - TBD, phớt lờ cảnh báo của Trung Quốc

Thứ hai, 26/05/2014, 11:31 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Tờ The Philippine Star cho biết, Mỹ đang xúc tiến một hệ thống an ninh mới trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trên nền những hoạt động của Trung Quốc đề phòng sự xuất hiện các liên minh quân sự, bất chấp những cảnh báo từ Bắc Kinh.

(Tinmoi.vn) Tờ The Philippine Star cho biết, Mỹ đang xúc tiến một hệ thống an ninh mới trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trên nền những hoạt động của Trung Quốc đề phòng sự xuất hiện các liên Minh Quân sự, bất chấp những cảnh báo từ Bắc Kinh.

 

Ngoài Philippines, Hoa Kỳ sẽ hợp tác trong lĩnh vực này với Úc, Nhật Bản, có khả năng với Singapore và Thái Lan. Malaysia cũng được Washington xem xét như một đối tác chiến lược.

Động thái xúc tiến trục an ninh của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương được xem là động thái "đáp trả" trước căng thẳng khu vực đang tăng cao sau khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở toàn bộ vùng biển theo bản đồ đường chín khúc cũng như sự gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh tại đây.

Theo nhiều nguồn tin, các căn cứ quân sự mới của Mỹ mà theo Washington là quá tốn kém sẽ bị loại bỏ. Thay vào đó, Mỹ sẽ tập trung từng bước xây dựng cấu trúc an ninh mới như một phần then chốt của kế hoạch tái cân bằng lực lượng Hoa Kỳ trong khu vực.

Singapore đã cho phép lực lượng hải quân và không quân Mỹ sử dụng căn cứ quân sự Sembawang sau một thỏa thuận được kí kết năm 1992. Tuy có tỏ ra quan ngại với những bất ổn chính trị gần đây của Bangkok, quân đội Mỹ cũng từng nhiều lần có các cuộc tập trận chung với quân đội Thái Lan.

 Mỹ đang lập

Ngoài Philippines, Hoa Kỳ sẽ hợp tác trong lĩnh vực này với Úc, Nhật Bản, có khả năng với Singapore và Thái Lan, Malaysia 

Tại kỳ họp an ninh trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới Đông Á, chỉ huy trưởng các lực lượng Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear III đã nhận xét về sự tăng trưởng vũ trang nhanh chóng trong khu vực. Theo ông, Châu Á – Thái Bình Dương với sự phát triển kinh tế tích cực, đồng thời đã trở thành khu vực quân sự hóa lớn nhất trên thế giới.

"Để phát triển kinh doanh, cần phải có một hệ thống an ninh," - ông Samuel Locklear nhấn mạnh.

Đô đốc Hoa Kỳ đã thảo luận việc lập cơ chế mới tại cuộc họp kín với các quan chức Philippines và chuyên gia an ninh Hiệp hội Các nước Đông Nam Á.

Hôm 21/5, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lên tiếng phản đối về một liên minh quân sự đang hình thành có khả năng gây nhiều bất lợi cho Bắc Kinh. Ông Tập Cận Bình cho rằng, cũng như Nhật Bản Philippines và Việt Nam đang tìm kiếm những động cơ chung để chống lại sự gây gổ của Trung Quốc sau khi nước này tuyên bố chủ quyền theo cái gọi là "bản đồ đường chín khúc".

Trong chuyến công du châu Á tháng trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố Washington cam kết sẽ có sự can thiệp quốc phòng trong trường hợp Nhật Bản đối mặt với một cuộc tấn công quân sự vào lãnh thổ của mình, bao gồm cả quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư mà cả Tokyo và Bắc Kinh đều tuyên bố chủ quyền. 

Bên cạnh đó, Manila và Washington cũng đang xúc tiến Hiệp định Hợp tác Quốc phòng nâng cao, được ký kết trong chuyến thăm của ông Obama tới  Manila tháng trước. Hiệp định này cho phép tăng sự hiện diện luân phiên của quân đội Mỹ ở Philippines.

căng thẳng trong khu vực tăng lên sau khi Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan trái phép Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi đầu tháng 5. Trung Quốc đã sử dụng vòi rồng tấn công lực lượng chấp pháp Việt Nam, đâm tàu và đánh đập ngư dân Việt Nam. 

Ngày 15/5 người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Lê Hải Bình tuyên bố Việt Nam đã đưa công hàm phản đối Trung Quốc ra Liên Hiệp Quốc và đến ngày 20/5 phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hiệp Quốc tại Genève đã gửi thông cáo đến Văn phòng Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác cũng như các cơ quan báo chí có trụ sở tại Genève, về sự kiện "Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông".

Phía Philippines cũng cho biết, lực lượng Trung Quốc đã sử dụng vòi rồng để ngăn chặn việc vận chuyển tiếp tế  cho các lực lượng của Philippines đóng trên căn cứ hải quân Ayungin Shoal.

Philippines đã đưa tranh chấp ra trước Liên Hiệp Quốc để trọng tài quốc tế phán xét và phân định các quyền lợi hàng hải của mình theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển - một động thái được xem là "chọc tức" Bắc Kinh. 

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Philippines Laura del Rosario, cho rằng, việc đưa tranh chấp ra Liên Hiệp quốc không phải một sự công khai thách thức hay chống lại Bắc Kinh mà nhằm có được một sự phân định rõ ràng trong vùng biển tranh chấp.

 

Yên Yên (Theo The Philippine Star)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news