Tin mới

Mỹ đang mất "địa bàn châu Âu"

Thứ bảy, 16/05/2015, 09:12 (GMT+7)

Theo phân tích của chính trị gia người Mỹ Paul Craig Roberts, nếu quốc hội Hy Lạp thông qua nghị quyết chọn Nga là một đối tác chiến lược để thay thế cho Liên minh châu Âu, có thể dẫn đến việc chính quyền Tây Ban Nha và Ý theo Hy Lạp. Điều này sẽ dẫn đến việc mất quyền bá chủ của Mỹ ở châu Âu.

Theo phân tích của chính trị gia người Mỹ Paul Craig Roberts, nếu quốc hội Hy Lạp thông qua nghị quyết chọn Nga là một đối tác chiến lược để thay thế cho Liên minh châu Âu, có thể dẫn đến việc chính quyền Tây Ban Nha và Ý theo Hy Lạp. Điều này sẽ dẫn đến việc mất quyền bá chủ của Mỹ ở châu Âu.

Tổng thống Mỹ Obama trong chuyến thăm châu Âu

Với vị thế siêu cường về kinh tế và quân sự, từ nhiều thập kỷ qua Mỹ đã xây dựng lên nhiều mối quan hệ giằng buộc với các đồng minh châu Âu của mình. Các nước EU đã rộng cửa đón Mỹ ở trên mọi lĩnh vực, cho phép Mỹ đóng quân đội ở nhiều quốc gia, nhiều căn cứ quân sự trọng yếu.

Tầm ảnh hưởng của Mỹ ngày càng mở rộng và đang lan tới biên giới của các nước Đông Âu, trong đó có Nga. Nhưng vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế gần đây, Hy Lạp là một thành viên của EU đang có dự định tách ra khỏi khối và tự chủ hơn trong các mối quan hệ với các nước ngoài EU. Hy Lạp đang quan tâm đến sự hợp tác kinh tế, kỹ thuật với hai nước lớn là Nga và Trung Quốc. Sự kiện này có thể kéo theo hàng loạt các nước khác đi theo và hoàn toàn có khả năng phá vỡ sự ổn định của EU. Đặc biệt là tầm ảnh hưởng của Mỹ ở châu Âu sẽ bị đe dọa.

Mặc dù hiện nay chiến lược địa chính trị của Mỹ đã xoay trục sang khu vực châu Á, Mỹ cắt giảm hàng loạt lực lượng quân đội đang đóng ở Châu Âu. Nhưng theo phân tích của các chuyên gia chính trị, châu Âu vẫn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng đối với Mỹ trên tất cả các mặt và để giữ được sự ảnh hưởng của mình thì Mỹ cần phải thay đổi nhiều trong mối quan hệ với từng thành viên của EU.

Hiện nay Mỹ và các đồng minh EU đang có nhiều mâu thuẫn trong việc giải quyết vấn đề cuộc khủng hoảng ở miền đông Ukraine và các Chính sách quan hệ đối với Moscow.

Theo Yên Hưng/Newsland

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.