Tin mới

Mỹ phản ứng đảo chính, Thái Lan sẽ ngả theo Trung Quốc?

Thứ hai, 26/05/2014, 16:08 (GMT+7)

Hãng tin AFP ngày 25.5 nêu: các nhà phân tích cảnh báo một phản ứng lập tức của Mỹ có thể khiến quân đội Thái Lan “ôm” lấy Trung Quốc. Nhận định này được đưa ra vào lúc quân đội Thái Lan thực hiện cuộc đảo chính, lật đổ chính phủ lâm thời của nữ cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra.  

Hãng tin AFP ngày 25.5 nêu: các nhà phân tích cảnh báo một phản ứng lập tức của Mỹ có thể khiến quân đội Thái Lan “ôm” lấy Trung Quốc. Nhận định này được đưa ra vào lúc quân đội Thái Lan thực hiện cuộc đảo chính, lật đổ chính phủ lâm thời của nữ cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra.  

Ảnh: Tướng Prayuth nhận lấy chức vụ Thủ tướng lâm thời

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lấy trọng tâm là “xoay trục” về châu Á, xây dựng các liên minh trong nỗi quan ngại của nhiều nước châu Á về sự trỗi dậy của Trung Quốc.
AFP nêu Thái Lan có truyền thống tìm liên minh với các thế lực nổi trội, có quan hệ tốt với Trung Quốc hơn so với nhiều nước láng giềng của họ. Trung Quốc đã không chỉ trích cuộc đảo chính quân sự, cũng là quốc gia đầu tiên công nhận cuộc đảo chính năm 2006 của quân đội Thái Lan, lật đổ Thủ tướng Thaksin, anh ruột bà Yingluck.
Từ đó, Thái Lan và Trung Quốc lập quan hệ hợp tác quân sự chặt chẽ.
Mỹ vào thời Chiến tranh Lạnh mang tiếng “chống lưng” các chế độ độc tài ở nhiều nước, gồm Argentina, Chile, Hy Lạp, Iran và nhiều nước Trung Mỹ. Nhưng Washington đã cố gắng thay đổi, như năm ngoái đã dùng đến “nghệ thuật nhào lộn ngôn từ” để tránh gọi thẳng vụ quân đội Ai Cập chiếm quyền lực là “đảo chính”, một hoạt động mà luật Mỹ buộc Nhà Trắng phải ngưng viện trợ.
Năm ấy, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói quân đội Ai Cập “phục hồi nền dân chủ” khi họ lật đổ Tổng thống dân cử Mohamed Morsi, người bị chỉ trích vì những chủ trương thiên vị Hồi giáo.
Các quan chức Mỹ nay tránh so sánh các quyết định về Ai Cập với Thái Lan, chỉ nói Washington xem xét hai tình hình hoàn toàn khác nhau.
Trong khi đó, tướng Prayut Chan-O-Cha công khai tuyên bố đảo chính. Ngày 25.5, Hội đồng quốc gia vì Hòa bình và trật tự (NCPO) nêu 3 lý do để giải thích với cộng đồng quốc tế:
Thái Lan có tình hình và môi trường chính trị khác với các nước. Quân đội có lý do và chứng cứ rõ ràng để chiếm quyền lực, mà sau này sẽ trình với cộng đồng quốc tế, và thứ ba, kiểu điều hành đất nước theo hướng dân chủ đã khiến có quá nhiều người chết.
Người phát ngôn NCPO Winthai Suwaree  nói đã báo 3 lý do này đến các nước thông qua tùy viên quân sự ở các Sứ quán Thái. Ông nói các nước vui lòng nắm bắt những gì đã xảy ra tại Thái, và quân đội luôn ủng hộ chế độ dân chủ.
Ông Winthai nói những người tuyên bố ủng hộ dân chủ lại dùng đại bác bắn nước để đàn áp dân thường ở thủ đô Bangkok. Và ông giải thích cách thể hiện quyền dân chủ ở Thái Lan khác với những nước khác.
Ông Winthai cũng nói Đô đốc Mỹ Harry Harris-chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương-đã gọi điện cho tướng Prayuth, tỏ bày sự hiểu biết tình hình Thái Lan. Ông Winthai nói Đô đốc Harris thông cảm nhưng ông phải tuân lệnh chính phủ Mỹ, phải hủy chuyến thăm Thái Lan vào tháng 6 tới.
Ông Winthai dẫn lời Đô đốc Harris nói với tướng Prayuth, rằng NCPO nên sớm ổn định trật tự và hòa bình để mọi hoạt động ở Thái Lan sớm trở lại bình thường.
AFP nêu khi lập tức trừng phạt việc quân đội Thái Lan đảo chính, Mỹ chỉ nghĩ đến những điều lợi trước mắt. Chỉ vài giờ sau khi quân đội nắm quyền kiểm soát đất nước hôm 22.5, Ngoại trưởng Kerry đã lên án cuộc đảo chính và đòi phải phục hồi ngay nền dân chủ cùng quyền tự do báo chí.
Mỹ cũng “treo” 3,5 triệu USD hỗ trợ quốc phòng cho Thái Lan, hủy nhiều cuộc tập trận chung với đồng minh thâm niên nhất của họ ở châu Á. Washington cũng hủy các chuyến thăm của các quan chức cấp cao, và chương trình huấn luyện sử dụng vũ khí cho cảnh sát Thái Lan (dự tính bắt đầu ngày 26.5).

Theo Một thế giới

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news