Tin mới

Mỹ - Trung có bùng nổ chiến tranh hải quân ở châu Á?

Thứ sáu, 30/09/2016, 17:44 (GMT+7)

Mỹ không có một chiến lược thống nhất để đối phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy ở Tây Thái Bình Dương. Các chuyên gia chính sách ngoại giao của Mỹ chuyên về châu Á - Thái Bình Dương cũng không đưa ra những ý tưởng cụ thể để "dỗ ngọt" một Bắc Kinh ngày càng quyết đoán chấp nhận trật tự thế giới hậu Thế chiến II do Mỹ dẫn đầu hoặc để tái khẳng định sự thống trị của Washington trong khu vực.

Mỹ không có một chiến lược thống nhất để đối phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy ở Tây Thái Bình Dương. Các chuyên gia Chính sách ngoại giao của Mỹ chuyên về châu Á - Thái Bình Dương cũng không đưa ra những ý tưởng cụ thể để "dỗ ngọt" một Bắc Kinh ngày càng quyết đoán chấp nhận trật tự thế giới hậu Thế chiến II do Mỹ dẫn đầu hoặc để tái khẳng định sự thống trị của Washington trong khu vực.

Trung Quốc ngày càng thể hiện hy vọng muốn thoát khỏi khuôn khổ do phương Tây định ra khi Bắc Kinh khẳng định các yêu sách trên Biển Đông và tiếp tục xây đảo nhân tạo trái phép ở khu vực này. Nhưng, việc các nhà lập pháp Washington sẽ đối phó với vấn đề này như thế nào vẫn là một câu hỏi mở.

Giáo sư Seth Cropsey đến từ Viện Hudsey từng phát biểu trong một bữa trưa tại Trung tâm Lợi ích Quốc gia hôm 28/9 rằng: "Chính sách của Mỹ đã thất bại một cách ngoạn mục. Những hành động của Trung Quốc cho thấy họ coi chúng ta là đối thủ cạnh tranh chiến lược. Chúng ta chọn xem Trung Quốc là một thị trường lớn, có thể thu phục và thuyết phục hợp tác với chúng ta như một người bảo vệ cho an ninh quốc tế và an ninh kinh tế. Các nhà hoạch định chính sách Mỹ hy vọng rằng phần lớn thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cùng với các tiến bộ kinh tế đi kèm trước đó sẽ khiến các nhà cầm quyền Trung Quốc xem xét, nghĩ lại và hành động giống chúng ta hơn. Nhưng bằng chứng hiện nay không ủng hộ hy vọng này".

Nhưng, trong khi Trung Quốc coi Mỹ là đối thủ cạnh tranh chiến lược thì các chuyên gia đồng ý rằng một cuộc đối đầu quân sự không phải là một kết cục tất yếu. Bắc Kinh hy vọng có thể ép Mỹ thực sự chấp nhận Biển Đông là lãnh thổ của nước này. "Tôi không nghĩ xung đột - hải quân hay cái gì khác - giữa Mỹ và Trung Quốc là không thể tránh khỏi. Có nhiều khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục gây áp lực để biến vùng biển quốc tế tại Hoa Đông và Biển Đông thành lãnh hải của mình", ông Cropsey nói.

Trung Quốc hiện đang sử dụng cách tiếp cận nhiều yếu tố để ngăn lực lượng hải quân và không quân Mỹ tiếp cận khu vực, trong đó có sử dụng một mạng lưới ngụy hiện gồm các vũ khí chống tiếp cận, chống xâm nhập (A2/AD). Ngoài ra, Bắc Kinh đang tích cực đe dọa và quấy nhiễu các đồng minh của Mỹ trong khu vực với hy vọng họ sẽ ngầm đồng ý với những yêu sách của nước này. Nhưng, Bắc Kinh không chỉ sử dụng lực lượng quân sự để ép Mỹ và các đồng minh tại khu vực mà còn dùng cả lực lượng bán quân sự, "dân quân biển" để quấy rối ngư dân và thương nhân của các nước khác nhằm chiếm quyền kiểm soát Biển Đông và Hoa Đông.

"Tôi nghĩ là nếu chính sách của Mỹ tiếp tục bỏ qua sự gây hấn ngày một tăng của Trung Quốc tại vùng biển quốc tế ở ngoài khơi phía nam nước này, những hy vọng đoạt được quyền bá chủ của Trung Quốc sẽ tăng lên khi các nước bạn và đồng minh châu Á của chúng ta tìm kiếm giải pháp, những đối tác thương mại và những thỏa thuận an ninh mới. Sự sẵn sàng của chúng ta để chống lại thách thức mà Trung Quốc đặt ra đối với trật tự quốc tế hiện không tăng lên", ông Cropsey nhận định.

Một tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy

Ông Cropsey lập luận rằng sức mạnh trên biển của Mỹ đang co lại và thế cân bằng hải quân ở Tây Thái Bình Dương đang nghiêng về phía Trung Quốc. Quốc hội Mỹ không hiểu tình hình hiện nay nghiêm trọng thế nào. Mỹ phải ghi nhớ mối lợi kinh tế khổng lồ của họ ở châu Á và mạng lưới liên minh vây quanh những lợi ích đó. "Thay vì khuyến khích Trung Quốc trở thành một bên liên quan trong hệ thống quốc tế, mục tiêu của chúng ta nên là sử dụng sức mạnh quân sự, ngoại giao - kể cả sự hiện diện đang gia tăng - để thuyết phục Trung Quốc rằng chúng ta sẽ bảo vệ trật tự quốc tế... và cuối cùng là thực hiện nguyên tắc duy trì lợi ích ở nước ngoài của Mỹ trong vai trò một cường quốc lớn", ông Cropsey nói.

Trong khi ông Cropsey cho rằng Mỹ chuyển hướng bảo vệ quyền lực của mình tại Tây Thái Bình Dương nhưng lại không nêu bất cứ hành động cụ thể nào để Washington đạt được những mục tiêu đó. Duy trì vị thế siêu cường của nước Mỹ tại Tây Thái Bình Dương có thể đòi hỏi một chiến lược phối hợp có quy mô như NSC-68 của Tổng thống Harry S.Truman (chiến lược mô phỏng sự đáp trả của Mỹ đối với mối đe dọa Liên Xô vào năm 1950). Tuy nhiên, hầu hết các cuộc thảo luận đều tập trung trả lời những câu hỏi chính sách ở mức độ thấp, liên quan trực tiếp tới Tự do Hàng hải (FON) tại Biển Đông và chính sách đánh bắt cá.

Ông Jeff Smith, Giám đốc Chương trình An ninh châu Á tại Hội đồng Chính sách đối ngoại Mỹ - người nói chuyện cùng ông Cropsey - đã nói với khán giả của mình rằng Trung Quốc rõ ràng không tin vào lực lượng quân sự của Mỹ đang hoạt động tại Biển Đông và Hoa Đông. Bắc Kinh đã tính toán rằng họ không thể ngăn chặn hiệu quả việc Mỹ hoạt động tại khu vực ấy lúc này nhưng khi các khả năng của Hải quân Trung Quốc tăng lên thì điều đó thay đổi đáng kể. "Có nhiều giả thuyết cho rằng một ngày nào đó, họ có thể có được vị thế hạn chế sự di chuyển của quân đội Mỹ và tin rằng họ đang ở trong vị thế đó. Vì thế, khả năng xảy ra đối đầu là rất thực tế", ông Smith nói.

Mỹ - mặc dù chưa bao giờ phê chuẩn Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) - giải thích rằng luật pháp quốc tế cho phép tàu chiến của họ hoạt động và tiến hành giám sát trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của bất cứ nước nào và di chuyển qua vùng lãnh hải 12 hải lý của các nước mà "không gây nguy hại". Lời giải thích này được đa số các nước có biển chấp nhận. Tuy nhiên, Bắc Kinh lại đi theo lời giải thích thiểu số đó là các tàu chiến nước ngoài khi hoạt động trong EEZ của nước khác phải thông báo trước. "Không giống như các nước khác, gửi phản đối ngoại giao khi chúng ta hoạt động, bởi chúng ta đã thực hiện các hoạt động tự do hàng hải đó - 18, 19, 20 năm - dù là bạn hay thù, các tàu Trung Quốc đã thực sự đối đầu với tàu chiến của chúng ta. Bất đồng này không còn là bí mật và trở thành một cuộc thử nghiệm ý chí".

Mỹ tin họ có cơ sở pháp lý vững chắc để hoạt động tại vùng biển mà Trung Quốc có yêu sách. Cơ sở này đã được Tòa trọng tài Quốc tế ở The Hague ủng hộ vào tháng 7. Tuy nhiên, luật quốc tế đến nay chỉ là quyền lực cứng - và Trung Quốc đã làm căng khi kết hợp cả lời lẽ, hải quân và cái gọi là lực lượng dân quân biển. Ông Smith đã không đưa ra bất cứ giải pháp nào cho Mỹ và các nước đồng minh để thuyết phục Trung Quốc chấp nhận nguyên trạng hiện nay.

Eric Gomez, một nhà phân tích quốc phòng và chính sách đối ngoại tại viện Cato - người cũng có mặt trong buổi nói chuyện với ông Smith và Cropsey - đưa ra một chiến lược có thể áp dụng để đối phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy. Ông Gomez cho rằng Mỹ nên giảm nhẹ các mục tiêu duy trì tự do hàng hải của mình, đảm bảo rằng những tranh chấp lãnh thổ tại khu vực này không biến thành các cuộc chiến nóng. Nếu Mỹ không thể ngăn tranh chấp lãnh thổ biến thành chiến tranh nóng thì họ nên ngăn Bắc Kinh giành được sự thống trị quân sự tại Đông Á.

Mỹ cần giảm sự hiện diện của bộ binh tại khu vực này, ông Gomez nhấn mạnh. Bộ binh Mỹ tại đây cần tập trung vào khả năng chống tiếp cận/chống xâm nhập như là các khẩu đội tên lửa hành trình chống tàu ven biển và phòng thủ tên lửa, phòng không. Sự hiện diện của Hải quân nên duy trì nhưng Mỹ nên tập trung ít hơn vào các tàu sân bay, nhiều hơn vào tác chiến tàu ngầm để làm nổ bật khả năng ngăn chặn trên biển. Các hoạt động tự do hàng hải nên tiếp tục để đáp trả những hành động cụ thể của Trung Quốc, ví dụ như việc quân sự hóa tại Biển Đông chẳng hạn.

Chiến dịch này sẽ tạo ra một vùng đất không người (trong trường hợp này là vùng biển) tại khu vực. Ở đó, 2 cường quốc có thể thiết lập một vùng nguyên trạng thực sự, ông Gomez nói. Nó sẽ khiến xung đột ít có khả năng xảy ra mà không buộc Mỹ phải từ bỏ khu vực. Ông Gomez thừa nhận rằng kế hoạch của mình có thể tạo ra những vùng ảnh hưởng tại khu vực và không phổ biến về mặt chính trị. Nhưng sức mạnh tương đối  của Mỹ so với Bắc Kinh đang tàn dần.

"Tôi nghĩ chúng ta cần thừa nhận với bản thân rằng nước Mỹ không còn chiếm ưu thế ở Đông Á như trước... Tôi không thấy con đường dễ dàng nào để Trung Quốc chấp nhận trật tự quy phạm và pháp lý, trừ khi bạn  có thể đưa ra một số loại răn đe quân sự", ông Gomez nói.

Xem thêm:

[mecloud]ncAL4Rjtz2[/mecloud]

Bảo Linh (National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news