Tin mới

Mỹ - Trung giành nhau ảnh hưởng tại châu Á – Thái Bình Dương

Thứ năm, 28/01/2016, 11:53 (GMT+7)

Nhân chuyến công du châu Á của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, ông Eric Draitser - tác giả, nhà hoạt động và người sáng lập trang Stoplmperialism.org - đã đưa ra những nhận định về cạnh tranh Mỹ - Trung trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và tác động toàn cầu của vấn đề này.

Nhân chuyến công du châu Á của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, ông Eric Draitser - tác giả, nhà hoạt động và người sáng lập trang Stoplmperialism.org - đã đưa ra những nhận định về cạnh tranh Mỹ - Trung trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và tác động toàn cầu của vấn đề này.

Mỹ, Trung Quốc đang tranh giành ảnh hưởng tại châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Flickr

Những bình luận này được đưa ra trong chương trình Loud & Clear của đài Sputnik.

Ông Draitser nói rằng vấn đề quan trọng hiện đang được tranh luận trong Chính sách đối ngoại của lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc là vụ thử bom nhiệt hạch có mục đích của Triều Tiên.

"Mỹ và Trung Quốc là 2 trong số những nhân vật trung tâm trong vấn đề Triều Tiên hiện nay. Từ quan điểm của Mỹ, họ muốn có thể dựa vào Trung Quốc để cô lập Triều Tiên và chính phủ nước này hơn nữa... Trumg Quốc đã duy trì quan điểm có chút trung lập, một mặt là người bảo lãnh cho các thỏa thuận giữa Triều Tiên và phương Tây, mặt khác lại có chút tư thế phòng thủ khi nói đến Triều Tiên".

Ông Draitser diễn giải chi tiết rằng: đối với vấn đề Triều Tiên, Trung Quốc đang ở nằm ở giữa. Bắc Kinh có thể làm trung gian để CHDCND Triều Tiên tiếp cận thị trường thế giới, có thể đưa họ thoát khỏi sự cô lập.

"Từ viễn cảnh của Triều Tiên, có một số thứ cần được cải thiện ở trong nước như môi trường đầu tư, những điều kiên jcho phép nước này tiếp tục hướng phát triển độc lập trong khi không trở thành một quốc gia đóng kín. Trong nhiều cách, Triều Tiên sẽ hưởng lợi rất nhiều từ việc Trung Quốc đóng vai trò người đàm thoại".

Răn đe hạt nhân

Nếu Mỹ vẫn còn tiến hành tập trận quy mô lớn gần Triều Tiên, nước này có thể sẽ không nghe những lời khẩn nài của Mỹ, ông Draitser tin như vậy.

"Những gì mà răn đe hạt nhân cho phép Triều Tiên làm đó là có vị thế trong bất cứ cuộc đàm phán nào cho dù họ không mạnh, ít nhất là có vị thế bình đẳng. Họ không phải nhượng bộ để làm hài lòng Mỹ hay bất cứ bên nào. Nếu Triều Tiên không có răn đe hạt nhân, họ sẽ phải chịu các sức ép mà Mỹ từng sử dụng".

Ông Draitser cho rằng Mỹ không quan tâm tới hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Nếu không thì Mỹ đã ngừng tích tụ quân sự công khai tại Hàn Quốc, ông khẳng định. Vì thế, ông Draitser cho rằng trong trường hợp này, Trung Quốc đóng vai trò ổn định trong khu vực.

Trung Quốc là đối trọng

 

"Trung Quốc luôn tự coi mình đang bảo vệ những lợi ích phi phương Tây tại khu vực, đó là của riêng họ" và Triều Tiên không phải là chủ đề quan trọng nhất trong chương trình nghị sự lần này.

"Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ và Trung Quốc còn có nhiều thứ để xung đột. Theo nhiều cách, Triều Tiên là một trong những khía cạnh ít được quan tâm nhất", ông nói.

Cuộc đối đầu đang diễn ra trên Biển Đông, cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở Senkaku/Điếu Ngư cũng như một số vấn đề khác đẩy Mỹ và Trung Quốc vào "cuộc tranh giành ảnh hưởng tại khu vực, nếu không sẽ là xung đột ủy nhiệm", ông Draitser tuyên bố.

"Có một số lãnh thổ tranh chấp trên Biển Đông đã xảy ra tranh cãi trong nhiều năm, một số tranh chấp trở lại vào cuối Thế chiến II. Trung Quốc đang phát triển ảnh hưởng hàng hải, cả về lợi vận tải thương mại lẫn tăng cường quân sự... Họ đã tạo ra những gì mà các cường quốc toàn cầu có, đó là một quả cầu lợi ích, không có sự can thiệp hay lãnh đạo của một cường quốc khác".

Cường quốc kinh tế

Cách tiếp cận ngắn hạn của Mỹ nhằm giảm sự tăng trưởng của Trung Quốc, ngăn họ thành cường quốc khu vực, ông Draitser nói.

"Mỹ rất sẵn sàng chấp nhận Trung Quốc trong vai trò một cường quốc kinh tế, miễn là họ không bành trướng để thống lĩnh chính trị hoặc quân sự".

Một vấn đề hiếm được thảo luận khác là Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ông Draitser nói.

"Hiệp định thương mại này sẽ cho Trung Quốc - cường quốc kinh tế châu Á - ra rìa và cho phép thương mại gia tăng giữa Đông Nam Á, các nước Nam Mỹ và Mỹ. Nói cách khách, nó sẽ duy trì quyền bá chủ của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á dưới sự che chở của lãnh đạo tập thể".

Trung Quốc đã phản công lại TPP và IMF bằng những sáng kiến cho phép tăng đầu tư vào việc phát triển cơ sở hạ tầng và kinh tế ở châu Á bằng cách sử dụng Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) và tổ chức BRICS.

Ông Draitser nói rằng Trung Quốc hiện đang chuyển mình, tăng cường quan hệ với Nga. Điều này về cơ bản thay đổi cán cân quyền lực trên thế giới khi các nước ở Nam bán cầu hướng sang phía Đông để đầu tư và phát triển. Đó là những gì mà Mỹ sợ nhất. 

Bảo Linh (theo Sputnik)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news