Tin mới

Nạn đói năm 1945: Những thi thể người chết chưa kịp chôn cất

Thứ sáu, 16/01/2015, 10:24 (GMT+7)

Khoảng hai triệu người dân Việt Nam chết đói tháng giáp hạt năm 1945 đã được cố nghệ sĩ Võ An Ninh ghi lại qua những tấm hình đen trắng có giá trị vô cùng to lớn trong lịch sử nước nhà để thế hệ những người dân Việt xem lại bỗng thấy xót xa, chua xót.>>“Làm phim phải nói được ý nghĩa câu chuyện lịch sử Việt Nam”>> Nạn đói là hậu quả khủng khiếp nhất của chiến tranh hạt nhân cục bộ

 

 

Khoảng hai triệu người dân Việt Nam chết đói tháng giáp hạt năm 1945 đã được cố nghệ sĩ Võ An Ninh ghi lại qua những tấm hình đen trắng có giá trị vô cùng to lớn trong lịch sử nước nhà để thế hệ những người dân Việt xem lại bỗng thấy xót xa, chua xót.

Công trình nghiên cứu về nạn đói năm 1945 của GS Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam và GS Furuta Moto (người Nhật) chỉ rõ: Chính sách vơ vét thóc gạo của phát xít Nhật và thực dân Pháp lúc bấy giờ cùng với thiên tai, mất mùa ở nhiều tỉnh đồng bằng Bắc Bộ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thảm cảnh trên.

Tháng 5/1945, bảy tháng sau khi nạn đói bùng nổ tại miền Bắc, tòa khâm sai tại Hà Nội lệnh cho các tỉnh miền Bắc phúc trình về tổn thất. Có 20 tỉnh báo cáo số người chết vì đói và chết bệnh là 400.000, chỉ tính miền Bắc.

Số liệu nghiên cứu trong cuốn Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam - Những chứng tích lịch sử của GS Văn Tạo thống kê: "Riêng tỉnh Thái Bình, nơi nạn đói diễn ra trầm trọng nhất, đã được Ban lịch sử tỉnh điều tra, con số tương đối sát thực tế là cả tỉnh chết đói mất 280.000 người. Chỉ tính số người chết đói ở Thái Bình cùng với Nam Định hơn 210.000 người, Ninh Bình 38.000, Hà Nam chết 50.000 thì số người chết đói đã lên đến hơn 580.000. Như vậy, con số 2 triệu người Việt Nam chết đói trong 32 tỉnh cũ tính từ Quảng Trị trở ra và hai thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng là gần với sự thực".

Những bức ảnh ghi lại thời kỳ đau thương trong lịch sử dân tộc

So sánh nạn đói năm 1945 ở Việt Nam với tổn thất của các cuộc chiến tranh Pháp - Đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Nạn đói nguy hiểm hơn nạn chiến tranh. Thí dụ trong 6 năm chiến tranh, nước Pháp chết một triệu người, nước Đức chết chừng 3 triệu. Thế mà nạn đói nửa năm ở Bắc Bộ, ta đã chết hơn 2 triệu người".

70 năm trôi qua, những chứng tích lịch sử về nạn đói năm xưa không còn nhiều, ngoài những nấm mồ tập thể sâu dưới lòng đất lạnh. Những nhân chứng từng đi qua tai họa lịch sử ấy thì ghi nhớ nỗi đau thương sâu trong tâm, mỗi lần nhắc đến chỉ biết rưng rưng nước mắt.

Khi nhắc đến nạn đói năm Ất Dậu không ai có thể quên  nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Ninh. - người  được biết đến rất nhiều với các tác phẩm lừng lẫy liên quan đến vụ chết đói năm 1945. 

Cố Tổng Bí thư Trường Chinh từng đánh giá bộ ảnh này là “tài sản vô giá của loài người”. Đây, những cháu nhỏ gầy giơ xương, mắt sâu hoăm hoắm. Những đống thi thể người chồng chất không ai kịp đem chôn. Đây, người đàn bà rách rưới với đôi mắt kinh hoàng đang cầm một con chuột lên ăn. Kia là cả “núi” xương người, trong khi những chiếc xe cải tiến vẫn ọt ẹt chở cả đống thây người đi chôn rấp tạm bợ đâu đó, người kéo xe cũng gầy đen như quỷ đói và có khi sắp phải vùi xác trong những hố chôn người tập thể kinh dị nhất. Viện Sử học và chuyên gia nước ngoài, sau này đã kỳ công điều tra, công bố về con số 2 triệu người chết đói với cả kho tư liệu khổng lồ và chi tiết. Nhưng đúng là không có bút mực nào diễn tả được nhiều điều như các bức ảnh.

Chính sách vơ vét thóc gạo của phát xít Nhật, thực dân Pháp và thiên tai mất mùa ở nhiều tỉnh đồng bằng Bắc Bộ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nạn đói từ cuối năm 1944 đến đầu năm 1945. Trên đường phố tại Phủ Lý (Hà Nam) năm 1945, hai em bé đổ cháo vào miệng bố, nhưng cháo chảy ngược ra ngoài vì hàm răng người bố đã cứng, không khép lại được.

Những đứa trẻ mút vỏ ốc nhặt được trên đường phố Nam Định. 

Đồng bào bị đói từ Nam Định, Thái Bình, Phủ Lý, Hải Phòng, Hải Dương kéo nhau về Hà Nội để xin ăn. Trong lúc ngồi chờ phát chẩn, nhiều người chưa kịp nhận phần đã lăn ra chết.

Đỉnh điểm của nạn đói, tháng 3/1945, xác người chết đói la liệt trên đường phố Hà Nội, không thể phân biệt nam nữ, già trẻ. Tình nguyện viên nhặt được là dồn một chỗ chờ xe đến chở đi chôn.

Video tham khảo :Bắt cá sấu nửa tấn bằng thòng lọng thủ công:


 

Những người chết đói ở trại Giáp Bát được cải táng về nghĩa trang Hợp Thiện (Hà Nội)

Những người đói cướp lại thóc gạo do Nhật chiếm, bị quân đội Nhật hành hung (1945)

Những xác người chết chưa kịp chôn cất. 

Tổ chức công nhân cứu quốc ở nhà in báo Tin Mới đã bí mật dập lại đem giao cho nhà văn Tô Hoài chuyển đến báo Cứu Quốc (bí mật) của Tổng bộ , trong đó có đoạn:“Người chết đói nhiều đến nỗi không thể chôn kịp, vì người đi chôn cũng đã ốm đói rồi...

Cây số 3 trong nạn đói Ất Dậu 1945

Phương Huyền (tổng hợp)

Ảnh: Võ An Ninh

Xem thêm Video: Cháy lớn ở KCN Quế Võ, khói đen ngút trời

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news