Tin mới

Nên cúng Táo quân trên bàn thờ gia tiên hay trong bếp?

Thứ tư, 18/01/2017, 10:05 (GMT+7)

Theo tục lệ, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mọi nhà đều tất bật sửa soạn cúng Táo Quân (hay còn gọi là ông Công ông Táo) lên chầu trời, cúng Táo quân có bản chất là tục thờ thần bếp, do đó nhiều người cho rằng ngày 23 tháng Chạp làm lễ cúng tại bếp mới đúng.

Theo tục lệ, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mọi nhà đều tất bật sửa soạn cúng Táo quân (hay còn gọi là Ông Công ông Táo) lên chầu trời, cúng Táo quân có bản chất là tục thờ thần bếp, do đó nhiều người cho rằng ngày 23 tháng Chạp làm lễ cúng tại bếp mới đúng. 

[mecloud]mJio78vR6X[/mecloud]

Tết ông Công ông Táo đã trở thành một trong những ngày lễ quan trọng trong năm, ăn sâu vào đời sống tín ngưỡng của người Việt từ nông thôn ra thành thị. Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, mọi người sẽ chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa, ban thờ sao cho gọn gàng, sạch sẽ. Đồng thời sẽ làm một mâm cỗ mặn, 3 bộ quần áo bằng vàng mã, ba con cá chép sống, cùng xôi, chè mật và hương hoa tiễn ông Táo về chầu trời.

Phóng sinh cá chép là nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam. Lễ cúng ông Công ông Táo là 1 trong rất nhiều nghi lễ phong tục của nước Việt Nam chúng ta. Ảnh: Internet

Do Táo quân là thần cai quan bếp núc trong nhà nên nhiều người băn luôn băn khoăn về việc cúng Táo quân trên bàn thờ gia tiên hay dưới bếp mới đúng với phong tục truyền thống xưa.

Văn khấn Táo Quân.

Trả lời vấn đề này, trên VOV dẫn lời Thượng tọa Thích Thanh Huân trụ trì chùa Pháp Vân (Hà Nội), Phó văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết: "Với văn hóa người Việt, bếp có một vai trò đặc biệt quan trọng. Xưa kia hầu hết mọi sinh hoạt của gia đình đều diễn ra trong gian bếp, từ việc nấu nướng, cỗ bàn đến ăn uống. Bếp là một không gian thiêng trong mỗi ngôi nhà. Tục cúng Táo quân về bản chất chính là thờ thần bếp, thần lửa. Tuy vậy, không nhất thiết phải cúng ông Công ông Táo trong bếp. 

Đặc trưng trong văn hóa Việt vốn là đa tín đa thần, thần có ở khắp mọi nơi, trên nhà dưới bếp, ngoài ngõ. Do đó, việc thực hành lễ cúng Táo quân có thể diễn ra trên bàn thờ gia tiên hay dưới bếp các thần đều chứng giám được. Đơn giản hơn, ngày này, mỗi gia đình chỉ cần dọn dẹp bếp núc sạch sẽ, sửa soạn một mâm lễ để cúng trên bàn thờ gia tiên".

Thượng tọa Thích Thanh Huân nhấn mạnh, tục cúng Táo quân có một ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ về mặt tâm linh mà còn mang ý nghĩa giáo dục cao. Niềm tin về sự tồn tại của vị thần bếp, cai quản mọi việc trong gia đình sẽ hướng con người tới lối sống ngay thẳng, tránh làm điều ác.

Đây cũng là dịp để tỏ lòng biết ơn với vị thần đã cho lửa, mang lại no ấm cho gia đình trong suốt một năm. Đồng thời cũng là lúc để mọi người trong gia đình cùng đoàn tụ bên mâm cơm cuối năm.

Một mâm cũ cúng ông Công ông Táo.

Theo quan niệm của nhà Phật, lễ cúng nên chay tịnh, có thể sử dụng chính những sản vật trong gia đình như ngũ cốc, hoa quả, nước sạch. Thượng tọa Thích Thanh Huân nhấn mạnh, “lễ vật chỉ là một phần, quan trọng là sự thành tâm kính cẩn khi hành lễ, tế như tại tế thần như thần tại”.

Về thời gian cúng lễ, Thượng tọa Thích Thanh Huân cho biết theo dân gian, lễ tiễn Táo quân về chầu trời nên được thực hiện trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Sau giờ này, Táo quân  đã thăng thiên để tấu với Ngọc Hoàng.

Phong tục truyền thống này đang bị hiểu sai hay nói đúng hơn là bị biến tướng

Trên VietNamNet dẫn lời GS Trần Lâm Biền - nhà nghiên cứu văn hóa dân gian - phong tục thờ cúng Táo quân của dân tộc ta không phải là một hủ tục mê tín dị đoan. 

Đó là một tín ngưỡng văn hóa dân gian có nguồn gốc từ 3 vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Tín ngưỡng này giàu ý nghĩa nhân văn, hướng con người ta tích cực làm việc tốt, sống lương thiện. Tuy nhiên, ngày nay, tục lệ này đang bị hiểu sai cả trong hình thức thể hiện lẫn trong tâm thức người dân.

Theo GS Biền, nếu theo truyền thống thì lễ cúng Táo quân chỉ cần mâm cơm, chè ngọt, trầu cau, hoa quả đơn giản nhưng ngày nay nhiều gia đình bày biện lễ lạt quá tốn kém. Họ bỏ tiền triệu mua nhiều vàng mã về đốt với niềm tin rằng, nếu họ dâng mâm cao cỗ đầy thì sẽ được Táo quân xí xóa những việc làm xấu, ban cho nhiều phước lộc.

"Tư tưởng đó hoàn toàn sai lầm, có thời gian tôi thấy, cứ 23 tháng Chạp, một số tuyến phố, người dân đốt vàng mã đống lớn đống bé, có cả điện thoại iPhone giấy, xe ô tô giấy… cho Táo quân. Như thế việc làm này không chỉ tốn kém tiền của, còn ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống.

Bên cạnh đó, hình thức phóng sinh cá chép ra sông, hồ, ao, suối sau khi cúng là hành động nhân văn, thể hiện lòng nhân ái của người Việt Nam.

Nhưng nhiều người họ mang cá đi thả theo kiểu thiếu ý thức. Họ bọc cá vào túi nilon rồi mang ra hồ ném cả bọc xuống nước. Cá vừa không sống được, lại vô hình chung xả rác ra nguồn nước", GS Biền nêu quan điểm.

Đức Hòa (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: Tết cổ truyền