Tin mới

Nga - Trung chạy đua giành ngôi thống trị thị trường quốc phòng

Thứ ba, 14/07/2015, 08:34 (GMT+7)

Ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc từ lâu đã bị cái bóng của Nga che phủ.

Ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc từ lâu đã bị cái bóng của Nga che phủ.

Trong bài viết “Russia vs. China: The Race to Dominate the Defense Market” đăng trên tạp chí National Interest, Phó giáo sư Robert Farley tại Đại học Ngoại giao và Thương mại quốc tế Patterson (Mỹ) đã thể hiện quan điểm của mình về cuộc chạy đua giành ngôi thống trị trên thị trường xuất khẩu vũ khí giữa Nga và Trung Quốc.

Ngay từ đầu Chiến tranh Lạnh, ngành công nghiệp của Liên Xô đã cung cấp nền móng cho tổ hợp công nghiệp - quân sự của Trung Quốc thông qua việc nhượng quyền công nghệ, chuyển giao các bộ dụng cụ lắp ráp và cử các cố vấn sang giúp Bắc Kinh.

Sau khi liên minh Xô-Trung bị chia rẽ, Trung Quốc đã vật lộn để giữ vững nhịp độ, sản phẩm lắp ráp của họ thường thua xa những trang thiết bị hiện đại nhất của Liên Xô.

Sau khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, việc xuất khẩu công nghệ của Nga đã giúp ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc khởi động lại. Ngành này vốn đã duy trì chút hơi tàn từ thời Đặng Tiểu Bình.

Tuy ngành công nghiệp của Trung Quốc có thể còn phải học hỏi nhiều từ Nga song trong nhiều lĩnh vực, họ đã bắt kịp Moscow. Sự chấn động trong ngành kỹ thuật của Trung Quốc cho thấy công nghệ quân sự của họ sẽ nhảy vọt so với công nghệ của Nga trong thập kỷ tới. Trong lịch sử, việc xuất khẩu quân sự của Trung Quốc thua kém và khác biệt so với Nga. Nhưng, trong thập kỷ tới, chúng ta có thể sẽ thấy Nga và Trung Quốc tranh giành kịch liệt thị phần ở 5 lĩnh vực sau:

Chiến đấu cơ

Chiến đấu cơ Sukhoi T-50 của Nga

Nếu kế hoạch phát triển của Thẩm Dương như mong đợi thì J-31 sẽ trở thành chiến đấu cơ tàng hình thế hệ năm thứ hai được Trung Quốc đưa vào thị trường xuất khẩu quốc tế. Các báo cáo ban đầu về J-31 cho thấy nó sẽ giống chiếc F-35 của Mỹ hơn là PAK-FA của Nga, mặc dù J-31 không có 2 động cơ, và có lẽ sẽ không có một bộ thiết bị điện tử có thể sánh với máy bay của Strike Joint Fighter.

Về sản phẩm cấp thấp, "Thần sấm" JF-17 (một dự án mà Trung Quốc hợp tác với Pakistan, dựa trên chiếc MiG-21), đã thu được lợi nhuận hồi năm ngoái. J-31 và JF-17 có thể cung cấp cho Trung Quốc "quả đấm" xuất khẩu chất lượng cao - thấp cho những đối tượng khách hàng khác nhau, hoặc cho những nước đang quan tâm đếm việc đa dạng hóa phi đội chiến đấu cơ của họ.

Mặt khác, Nga tiếp tục gặt hái thành công lớn với gia đình Flanker, xuất khẩu các biến thể cho rất nhiều khách hàng trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, các sản phẩm xuất khẩu khác lại chậm lại, đặc biệt vấn đề kiểm soát chất lượng đã làm khó cho việc bán MiG-29. Và Nga không gặt hái được nhiều từ sản phẩm PAK-FA, loại máy bay cũng đang tiếp tục phải vật lộn. Những cuộc xung đột so cao thấp về máy bay giữa Ấn Độ và Nga sẽ tiếp tục là lời cảnh báo cho bất cứ khách hàng nào quan tâm đến máy bay.

Tàu ngầm

Trong vài tháng qua, Trung Quốc đã lao vào việc xuất khẩu tàu ngầm điện-diesel. Họ đã đàm phán thành công với cả Thái Lan và Pakistan để xây dựng và chuyển giao tàu ngầm, thâm nhập thị trường dưới nước lần đầu tiên.

Nạn nhân chính trong sự thành công của Trung Quốc chắc chắn sẽ là Nga, khi mà việc sản xuất tàu thuyền của 2 nước rất giống nhau. Thật vậy, các công ty đóng tàu của Nga từ lâu đã lo lắng rằng việc họ chuyển giao các tàu lớp Kilo cho Trung Quốc vào những năm 1990 và 2000 sẽ là bất lợi lâu dài đối với họ. Công nghệ được Trung Quốc mua lại sẽ cho phép Bắc Kin hsanr xuất các tàu có ảnh hưởng lớn hơn. Dường như điều này đã xảy ra.

Chắc chắn, ngành công nghiệp đóng tàu ngầm của Nga vẫn quan trọng hơn so với những ngành đóng tàu còn lại. Hơn nữa, Trung Quốc đã rất hạn chế kinh nghiệm về việc thuyên chuyển các tàu thuyền hải quân tiên tiến và tàu thuyền lớn (đây cũng là vấn đề của Nhật Bản). Do đó, Nga vẫn có một số lợi thế. Tuy nhiên, những lợi thế này sẽ tiêu tan theo thời gian.

Xe tăng

Đội ngũ thiết kế của gia đình tăng Armanta của Nga đã thể hiện rõ quan điểm là không muốn nhìn thấy xe tăng của họ được xuất khẩu sang Trung Quốc. Người Nga có lý do để loại trừ Trung Quốc - một trong những nhà nhập khẩu vũ khí quan trọng nhất thế giới - khỏi danh sách bán tăng Armanta. Thái độ thoải mái của Trung Quốc đối với các tài sản trí tuệ của Nga đã gây ra những vấn đề với Su-27 Flanker.

Trung Quốc cũng đang tự sản xuất loại xe bọc thép của riêng mình (VT-4 hoặc MBT3000), sẽ cạnh tranh với các xe tăng của Nga. Các nhà phân tích Trung Quốc lập luận (tất nhiên là từ góc độ không thiên vị) xe của họ sẽ vượt qua Armanta. Nếu các xe tăng của Trung Quốc chứng minh có tính cạnh tranh với Nga thì Nga cso thể sẽ phải vật lộn để bán được nhiều xe nếu muốn.

Mặt khác, với Nga, Ấn Độ đã bắn đầu lên tiếng về việc hủy xe tăng chiến đấu chủ lực Arjun - một dự án đã kéo dài nhiều thập kỷ, ngốn quá nhiều tài nguyên và không đưa ra một sản phẩm hữu hiệu. Ấn Độ sẽ không mua xe tăng của Trung Quốc và vì thế, nếu Nga có thể tạo ra một sản phẩm hấp dẫn hơn so với các đối thủ châu Âu của mình thì Moscow có thể tìm thấy 1 thị trường.

Phòng không

Gần đây, Trung Quốc đã gây xôn xao về việc mua hệ thống tên lửa đất đối không S-400 của Nga. Mặc dù thỏa thuận này có lẽ bao gồm các quy định bảo vệ tài sản trí tuệ của Nga thì vẫn có những quan ngại rằng Trung Quốc có thể làm kỹ nghệ đảo ngược và tái xuất khẩu một số hệ thống phụ. Tuy nhiên, nhiều khả năng Nga đã kết luận đơn giản rằng công nghệ phòng không của Trung Quốc đã thu hẹp khoảng cách với công nghệ của Nga tới mức việc ngăn chặn chuyển giao sản phẩm bình thường là điều vô nghĩa.

Cả Trung Quốc và Nga đều tăng cường nỗ lực để xuất khẩu công nghệ phòng không. Nga đã phát triển kế hoạch cụ thể cho việc chuyển giao hệ thống SAM cho Iran và Brazil trong số các khách hàng. Trung Quốc cuối cùng cũng hoàn thành thỏa thuận hợp tác sản xuất hệ thống phòng không HQ-9 với Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng việc chào giá cạnh tranh cho thấy công nghệ của Trung Quốc đã tiến xa tới mức nào.

Nga sẽ vẫn có thể có được những khách hàng có liên quan đến Trung Quốc, như Việt Nam và Malaysia, nếu họ ngăn được sự săn lùng của các nhà xuất khẩu phương Tây. Nhưng tại thời điểm này, Nga và Trung Quốc đang cạnh tranh cho phần lớn các khách hàng giống nhau và chào bán những sản phẩm có tính năng tương tự nhau.

Tên lửa

Thị trường tên lửa đạn đạo đã không còn như trước. Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã chuyển giao tên lửa đạn đạo tầm ngắn, thường là các biến thể của SCUD, tới một loạt khách hàng trên thế giới. Trong những thập kỷ gần đây, nỗ lực kiểm soát vũ khí và môi trường chính trị thay đổi đã khiến việc chuyển giao như vậy giảm đi.

Tuy nhiên, đối với hầu hết các nhà xuất khẩu tên lửa hành trình, cuộc chơi vẫn rất công bằng. Cả Trung Quốc và Nga đều đã xuất khẩu tên lửa hành trình trong nhiều thập kỷ. Các hệ thống vũ khí của họ đã lan tới Đông Nam Á, Trung Đông và châu Phi. Mặc dù các hệ thống của Trung Quốc (được phát triển từ những mô hình của Liên Xô) thường tụt hậu so với các sản phẩm tương ứng của Nga, Bắc Kinh đã rất nỗ lực để phát triển những tên lửa hành trình tiên tiến trong một thập kỷ qua, chủ yếu như là một phần trong kiến trúc A2/AD (chống tiếp cận, chống xâm nhập) của họ.

Một lần nữa, lợi thế của Nga nằm chủ yếu ở vị trí địa lý chiến lược. Nhiều khách hàng của họ nằm tại khu vực Đông Nam Á bởi các nước này quan ngại trước sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Trung Quốc ít quan tâm tới việc bán vũ khí cho những nước nhắm tới tên lửa hành trình trên tàu hải quân PLA. Tuy nhiên, chắc chắn cả Trung Quốc và Nga sẽ cạnh tranh để bán hàng tại châu Phi và Mỹ Latin.

Kết luận

Nga đã có lợi thế về công nghệ quân sự hơn Trung Quốc trong một thời gian rất dài. Trong chiến tranh Lạnh, cả 2 nước đều dùng việc chuyển giao vũ khí làm phương tiện để tăng cường ảnh hưởng chính trị. Tuy nhiên, giờ đây, lợi nhuận mới thực sự quan trọng. Nga đang rất cần một ngành xuất khẩu vũ khí năng động, tích cực để hỗ trợ cho nền công nghiệp đang trở nên hấp hối và một nền kinh tế đã phục thuộc hoàn toàn vào năng lượng. Nhưng về lâu dài, Trung Quốc đang chiếm ưu thế. Sẽ rất khó để vũ khí Nga cạnh tranh với ngành công nghiệp quốc phòng ngày càng năng động của Trung Quốc trong thập kỷ tới.

Bảo Linh (Theo National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news