Tin mới

Nghịch lý tại nơi người dân nhận được 189.000 USD nếu bỏ nhà ra đi

Thứ sáu, 06/01/2017, 09:12 (GMT+7)

Nhằm khuyến khích người dân rời khỏi đảo, Chính phủ Canada đã vận động bằng cách trợ cấp cho họ một khoản 189.000 USD, tuy nhiên chính sách này đang gặp phải nhiều sự phản đối.

Nhằm khuyến khích người dân rời khỏi đảo, Chính phủ Canada đã vận động bằng cách trợ cấp cho họ một khoản 189.000 USD, tuy nhiên Chính sách này đang gặp phải nhiều sự phản đối.

Thông tin từ CBC News cho biết, hiện tại người dân sinh sống tại ngôi làng nằm phía đông vùng đảo Little Bay Islands, Canada đang gặp phải một cuộc khủng hoảng chưa tùng có. Hàng loạt nhà máy cá – mảng sản xuất kinh doanh chính của vùng này phải đóng cửa từ 5 năm trước, kéo theo phần lớn dịch vụ trong vùng; kể cả trường học đều phải đóng cửa.

Người dân vùng Little Bay Islands sẽ được nhận 189.000 USD nếu di dời khỏi đảo. Ảnh: CBC News

Đây là hậu quả đến từ sự sụp đổ của ngành thủy sản, Giá dầu giảm và khoản nợ chồng chất mà nơi này đã vay mượn. Từ sự khủng hoảng kinh tế như thế này đã dẫn đến sự xói mòn nhân khẩu học, hàng loạt người trẻ bỏ đi nơi khác làm việc và chỉ còn lại người già sinh sống tại đây.

Chính vì thế, chính quyền Canada đã phải đưa ra động thái mới là trả tiền cho người dân để vận động họ chuyển đi nơi khác, giúp tiết kiệm chi phí dịch vụ công cho khu dân cư neo người này. Theo đó, mỗi hộ sẽ nhận được khoản trợ cấp 189.000 USD nếu chịu di dời.

Tuy nhiên, chính sách trên gặp phải nhiều sự phản đối, mặc dù số tiền trợ cấp đã dần tăng lên 270.000 USD Canada. Nguyên nhân khiến người dân quyết định không rời đi là vì họ cho rằng nhận tiền cũng chẳng giúp ích được nhiều nếu họ không thể có công việc mới. Bên cạnh đó, nguồn trợ cấp đó đối với Chính phủ Canada là quá lớn.

Đảo Little Bay Islands được xem là vùng trũng cản trở sự phát triển kinh tế của Canada. Ảnh: Wikipedia

Theo nghiên cứu của RBC Economíc, hiện tại khu vực đảo Little Bay Islands đang có tỷ lệ sinh thấp nhất, tỷ lệ người già và tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong số các khu vực của Canada. Đây còn là khu vực có thâm hụt ngân sách và tỷ lệ nợ công lớn nhất, tính trong năm tài khóa 2016-2017.

Mặc dù một số chuyên gia đề nghị vùng này chuyển sang kinh doanh mảng du lịch khi đồng đôla Canada giảm giá làm tăng sức hấp dẫn đối với khách du lịch nước ngoài, nhưng vẫn không thể giải quyết được vấn đề khi mà nền kinh tế nơi đây phụ thuộc khá nặng vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Ngoài ra, một nguyên nhân quan trọng khiến du lịch nơi đây khó phát triển là cơ sở hạ tầng, đường giao thông chính vào đảo chỉ là một tuyến phà mất 90 phút di chuyển. Hơn nữa, hàng loạt nhà hàng, dịch vụ tại đây cũng đã đóng cửa, ngừng hoạt động do kinh doanh yếu kém.

Cuối cùng, mảng du lịch tại đây chỉ chiếm chưa đến 2% GDP toàn vùng, còn các lĩnh vực khác như khai khoáng; khai thác dầu mỏ; xây dựng chiếm 39% GDP.

Sự tăng trưởng kinh tế chậm chạp cùng việc tốn kém chi phí dịch vụ công đã khiến Litte Bay Islands bị coi là vùng trũng, tiềm ẩn nhiều rủi ro cản đường hồi phục kinh tế của Canada.

Được biết, tình hình chung của nền kinh tế Canada hiện nay không mấy sáng sủa, do giá dầu hạ xuống và bong bóng bất động sản đe dọa thị trường. Việc thực hiện các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế cũng khó thực hiện khi mà thâm hụt ngân sách đang ở mức 118,6 tỷ đôla Canada trong vòng 6 năm qua.

Hoài An (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news