Tin mới

Người đàn bà bất hạnh hàng nghìn đêm không ngủ

Chủ nhật, 16/03/2014, 15:55 (GMT+7)

Về thôn Hải Long, Xã Xuân Hải, Nghi Xuân, Hà Tĩnh không ai không biết đến hoàn cảnh đáng thương của bà Trần Thị Hồng. Sắp bước sang tuổi lục tuần, nhưng hằng ngày bà phải phải còng lưng đi cấy thuê, gặt mướn, ai thuê gì làm nấy để lo bữa cơm cho chồng và đứa con tàn tật, mẹ chồng nằm liệt giường nhiều năm nay.

Về thôn Hải Long, Xã Xuân Hải, Nghi Xuân, Hà Tĩnh không ai không biết đến hoàn cảnh đáng thương của bà Trần Thị Hồng. Sắp bước sang tuổi lục tuần, nhưng hằng ngày bà phải phải còng lưng đi cấy thuê, gặt mướn, ai thuê gì làm nấy để lo bữa cơm cho chồng và đứa con tàn tật, mẹ chồng nằm liệt giường nhiều năm nay.

Chúng tôi đến thăm gia đình bà Hồng vào lúc màn đêm đang dần buông xuống trên vùng biển nghèo, ngôi nhà 2 gian xập xệ nằm gần bờ sông Lam không có một tiếng vui đùa của trẻ con, làm cho tâm trạng của chúng tôi cũng cảm thấy buồn miên man.


Thấy khách lạ vào bà Hồng ra tiếp đón mời chúng tôi vào nhà, trước mặt chúng tôi là một người mới 57 tuổi mà trông như đã ngoài 70, khuôn mặt gầy gò khắc khổ được in hằn lên rõ rệt của bà.

Người đàn bà bất hạnh hàng nghìn đêm không ngủ

Bà Hồng bên đứa con gái đáng thương của mình


Vừa vào đến nhà chúng tôi đã nghe thấy tiếng của đứa con kêu bà "Hồng ơi", thật đau lòng khi chúng tôi biết được bà chưa bao giờ được con kêu mình là "mẹ", hỏi thăm về gia đình, bà Hồng ngậm ngùi chia sẻ: "Lấy chồng đã hơn 3 chục năm nay mà tôi chưa biết giờ biết đến một ngày hạnh phúc, sung sướng, chồng tôi tàn tật nằm một chỗ đã nhiều năm nay, đứa con gái 24 tuổi từ khi sinh ra mắc chứng bệnh não úng thủy, mẹ chồng tuổi đã già nằm một chỗ cũng từ tay tôi chăm sóc". 

Người đàn bà bất hạnh hàng nghìn đêm không ngủ

Gánh nặng vì chồng con đè lên đôi vai gầy yếu của bà Hồng


Vừa kể chuyện bà Hồng vừa rót nước mời chúng tôi uống, chưa quen chúng tôi nên bà Hồng nói chuyện có vẻ e ngại. 

Mẹ chồng của bà là "người mẹ liệt sĩ" nên hàng tháng được hưởng trợ cấp của nhà nước, còn chồng với con bà một tháng chỉ được 180 ngàn tiền trợ cấp, với số tiền ít ỏi đó bà phải bươn chải khổ cực, vào những ngày mùa xong việc đồng ruộng nhà bà lại phải đi cấy thuê, những ngày không ai thuê gì bà phải đi nhặt rác để kiếm thêm ít tiền nuôi gia đình. Bà chẳng có thêm một đồng thu nhập ngoài nào khác ngoài những đồng tiền bà đi làm thuê với nuôi con gà, con lợn. Cuộc sống nghèo đói, khốn khổ cứ đè nặng lên đôi vai gầy guộc khi một mình bà.

Đứa con gái của chị thấy người lạ vào cô ngước mắt nhìn, chỉ tay ra cửa ú a ú ớ vài tiếng, rồi sau đó chạy vào úp mặt vào người mẹ trong tiếng cười giòn điên dại. Nhìn đứa con gái của mình, bà Hồng không giấu được nước mắt: “ Cùng lứa tuổi với nó nhiều đứa đã có chồng con rồi. Còn con gái nhà tôi thì phải chịu khổ đến thế này đây,  tôi khổ cũng được, chỉ thấy thương cho nó sinh ra đã không được học hành, ông trời đã không cho nó bằng bạn bằng bè.”

Người đàn bà bất hạnh hàng nghìn đêm không ngủ

Căn bệnh não úng thủy khiến đứa cô con gái của bà Hồng không được như người bình thường


Không có tiền, nên bữa ăn hàng ngày của gia đình bà chỉ là cơm không và những thức ăn thừa mà hàng xóm cho. Nhìn thấy nồi cơm đã đổi màu, chúng tôi ngậm ngùi nhìn nhau, không ai nói với ai lời nào, khi được hỏi, bữa ăn thế này sao sống được, bà Hồng kể: “Tôi còn sướng chán chú à, nhiều người họ còn không có mà ăn, tôi đây đươc bà con thương tình cho thức ăn thừa là hạnh phúc hơn nhiều người rồi”. Suốt cuộc đời  vất vả kiếm tiền nuôi gia đình chưa đủ bà còn phải chăm sóc cho chồng con và mẹ chồng, việc thay quần áo cho mọi người trong nhà cũng đến tay bà, đến bữa ăn cho chồng con và mẹ ăn xong bà mới ăn, có những hôm đi làm về tối thui, bà cũng phải cặm cụi vào bếp làm bữa.

Hằng đêm, khi mà những người phụ nữ khác còn say giấc nồng bên người chồng thì bà Hồng lại phải "lặn lội thân cò" ra bờ sông để nhặt ngao hến để bán, bà Hồng kể: "Đêm nào cũng vậy, cho chồng con ăn uống xong, đợi chồng con đi ngủ tôi lại ra bờ sông Lam để mò cua ốc cho đến 3-4 giờ sáng về mang lên chợ bán là vừa". Đã nhiều năm trôi qua bà vẫn chưa một lần chìm vào giấc ngủ ngon hay ít nhất có được một phút líu ríu mắt chập chờn. Nhìn dáng người gấy, ốm yếu của bà Hồng gắn liền với mấy chục năm không ngủ nhưng vẫn còn sức để quần quật một mình với 3 sào ruộng rồi thêm việc chăn bò, xuống sông mò cua ốc về bán, nuôi chồng con tàn tật và mẹ chồng ốm yếu. 

Người đàn bà bất hạnh hàng nghìn đêm không ngủ

Bà mẹ chồng nằm liệt giường nhiều năm nay


Trong lúc bà Hồng đang ngồi nói chuyện với chúng tôi, thỉnh thoảng chồng và con lại kêu lên rất đáng sợ. Cứ mỗi lần như vậy bà Hồng lại vội vã đến bên ôm chồng con vào lòng vỗ về, động viên. Hình ảnh đó khiến chúng tôi phải rơi nước mắt.

Anh Công - hàng xóm của bà Hồng kể :"Chúng tôi là bà con hàng xóm với bà Hồng, thấy bà ngày thì tất bật hết việc nhà, việc thuê, tối đến thì đang phải ra sông mò cua ốc, chúng tôi khuyên bà làm bớt việc đi, khuyên thì khuyên vậy nhưng chũng tôi cũng biết là bà không làm thì lấy gì để nuôi cả gia đình tật nguyền như vậy. Nghĩ đến hoàn cảnh bà chúng tôi ai ai cũng thương cảm"

  Ông Trần Văn Quang, trưởng thôn Hải Long cho biết : "Gia đình bà Hồng  đúng là một trong những hoàn cảnh khó khăn nhất ở thôn tôi. Mặc dù chồng và con của bà được nhận tiền trợ cấp người tâm thần hằng tháng, nhưng thật sự số tiền đó cũng chẳng thấm vào đâu so với tiền thuốc thang cả. Một mình bà Hồng phải bươn chải nuôi cả gia đình ăn uống, còn thêm tiền thuốc men nữa, kham làm sao nổi".


Đã sống hơn nữa đời người mà bà Hồng vẫn chưa có được một ngày thảnh thơi. Tuổi già, sức khỏe ngày càng yếu. Không biết rồi đây, bà còn trụ được bao lâu nữa để lo cho người chồng tàn tật và đứa con đáng thương của mình. Khi sức khỏe của bà cạn kiệt không thể tiếp tục gánh ghồng nuôi gia đinh nữa thì ai sẽ là người làm thay bà đây. Cầu mong cho bà có thật nhiều sức khỏe để tiếp tục chống chọi với cuộc đời đầy bất hạnh.

Có thể nói cuộc đời của bà Hồng là một cuốn tiểu thuyết đầy nước mắt. Tạm biệt chúng tôi bà rưng rưng muốn khóc, "Lúc nào có dịp các chú ghé thăm gia đình chúng tôi" -câu chào của bà khiến chúng tôi khó có thể nào quên.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news