Tin mới

Lực lượng tấn công mạng của Triều Tiên mạnh cỡ nào?

Thứ bảy, 20/12/2014, 10:15 (GMT+7)

Triều Tiên có mạng lưới rộng lớn với khoảng 1.800 hacker trên khắp thế giới để thực hiện các cuộc tấn công mạng chống lại các quốc gia đối địch nước ngoài.

Một người đào thoát trước đây là chuyên gia máy tính trong chính phủ Triều Tiên cho biết, Triều Tiên có mạng lưới các hacker rộng lớn nguyện dùng chiến tranh mạng để chống lại những đất nước họ cho là đối địch.

Binh lính Hàn Quốc sử dụng máy tính ở Seoul

Jang Se-yul, người trốn khỏi Triều Tiên 7 năm trước, cho báo CNN  biết rằng, có khoảng 1.800 hacker mạng trong các cơ quan có trụ sở của Triều Tiên ở khắp nơi trên thế giới. Theo người này, bản thân các cơ quan thậm chí cũng không biết có bao nhiêu người đang làm việc cho tổ chức bí mật gọi là Cục 121, có nhiệm vụ “thực hiện các cuộc tấn công mạng chống lại các quốc gia đối địch nước ngoài.”

Chính phủ Hàn Quốc cho rằng Cục 121 là trung tâm nghi vấn gây ra các cuộc tấn công mạng từ Triều Tiên ra nước ngoài, theo một quan chức chính phủ Hàn Quốc ẩn danh cho báo CNN biết.

Trong khi Bình Nhưỡng phủ nhận gây ra các cuộc tấn công hủy diệt này, cả khi hãng thông tấn Triều Tiên cổ vũ cho việc này. KCNA cho biết: “Cuộc tấn công hãng Phim SONY có thể là một hành động vì công lý của những người ủng hộ và những người cực kỳ yêu mến  CHDCND Triều Tiên (DPRK).”

Theo Jang, bình luận này có thể đến từ trung tâm hacking của chính phủ Triều Tiên. Và ông cho rằng, một cuộc chiến tranh mạng thực tế hơn và nguy hiểm hơn khả năng phòng vệ bằng hạt nhân của Triều Tiên. Ông nói: “Cuộc chiến tranh thầm lặng này –  chiến tranh trên mạng – đã bắt đầu mà không có tiếng súng.”

Dù có đứng sau vụ tấn công mạng của Sony hay không, tình báo Hàn Quốc cho rằng, Cục 121 đã từng hành động trước đây, theo nguồn tin tức từ quan chức chính phủ nước này cho hay.

Hàn Quốc liên tục buộc tội phía Bắc đã tiến hành các cuộc tấn công mạng vào năm 2010 và năm 2012 nhắm mục tiêu vao các cơ quan truyền thông và các ngân hàng nước họ.

Chiến dịch lớn nhất có tên là “Dark Seoul”, bao gồm một loạt vụ tấn công xảy ra trong khoảng tháng Ba – tháng Sáu năm 2013 nhắm vào các ngân hàng và các công ty truyền thông Hàn Quốc. Kết quả là hơn 48.000 máy tính ở đây đã bị tán công, làm ảnh hưởng đên mạng lưới máy tính các công ty này bằng một chương trình độc hay một loại malware làm chậm hay phá hỏng hệ thống máy tính.

Đáp lại, quân đội Hàn QUốc đã phải nâng cảnh báo mạng lên mức độ cao và một điều tra chính thức của Hàn Quốc đã khẳng định vụ tấn  công do phía Bắc làm. Bằng chứng là rất nhiều mã độc giống với lần tấn công trước đó của Triều Tiên, theo Bộ trưởng Bộ kHoa học Hàn Quốc cho hay.

Chuyên gia: Triều Tiên có thể "gây sốc toàn thế giới"

Trước một số cáo buộc khá “thuyết phục”, người ta đặt ra câu hỏi, làm sao một đất nước kém phát triển, với rất ít nguồn lực lại có thể theo đuổi cuộc chiến tranh mạng mạnh mẽ như vậy?

Jang, người cho biết ông vẫn còn liên lạc với ít nhất một thành viên của Cục 121 cho hay, câu trả lời khá đơn giản: “Chi phí theo đuổi cuộc chiến tranh mạng khá rẻ.”

Thế giới đã có cái nhìn sai về Triều Tiên. Vì thế, khả năng tiến hành các cuộc tấn công của Triều Tiên càng cao hơn.

Jang học khoa khoa học máy tính thuộc đại học quân đôi Triều Tiên Automation, làm việc trong cơ quan dịch vụ thông tin cho chính phủ trước khi bỏ trốn. Ông còn tiết lộ với báo CNN rất nhiều tin tức lấy từ một hoạt động của Cục 121, như là danh sách các tài khoản ngân hàng, tên và các dữ liệu tài chính.

Victor Cha, trưởng khoa châu Á tại Đại học Georgetown cho rằng: “Chúng ta đã đánh giá thấp năng lực mạng của Triều Tiên. Mọi người hẳn chưa có được bằng chứng về năng lực này trong những lần tấn công trước đây. Họ khiến nước Mỹ thừa nhận rằng Triều Tiên đứng sau các vụ tấn công này, và chưa có kế hoạch nào (công khai) để đáp trả lại. Tôi nghĩ rằng, Bình Nhưỡng có khả năng thực hiện một vụ gây sốc toàn thế giới.”

Theo Chi MK/CNN

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.