Tin mới

Nhìn lại các kỳ bầu cử Quốc hội từ khóa I đến nay

Thứ bảy, 21/05/2016, 08:53 (GMT+7)

Quốc hội khóa I (1946 - 1960) ra đời sau cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên trong lịch sử nước ta, diễn ra ngày 6/1/1946, gồm 403 đại biểu.

Quốc hội khóa I (1946 - 1960) ra đời sau cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên trong lịch sử nước ta, diễn ra ngày 6/1/1946, gồm 403 đại biểu. 

Quốc hội khóa I (1946 - 1960)

Ra đời sau cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên trong lịch sử nước ta, diễn ra ngày 6/1/1946, gồm 403 đại biểu. Tại Kỳ họp thứ nhất ngày 2/3/1946, Quốc hội khóa I đã công nhận Chính phủ Liên hiệp kháng chiến do Bác Hồ làm Chủ tịch.

Nhân dân Hà Nội bỏ phiếu bầu Quốc hội khóa I, năm 1946. Ảnh tư liệu

Quốc hội khóa II (1960 - 1964)

Được bầu ngày 8/5/1960, gồm 453 đại biểu. Tại nhiệm kỳ này, Quốc hội đã phát huy vai trò quan trọng của mình trong việc động viên sức người, sức của để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.

Nhân dân phố Lò Đúc, khu phố Hai Bà Trưng, Hà Nội bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 2, ngày 8/5/1960. Ảnh tư liệu

Quốc hội khóa III (1964 - 1971)

Được bầu ngày 26/4/1964, gồm 453 đại biểu. Ông Trường Chinh được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Do hoàn cảnh chiến tranh, nhiệm kỳ Quốc hội khóa III kéo dài 7 năm và có 7 kỳ họp.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục được Quốc hội khóa 3 tín nhiệm bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại kỳ họp thứ nhất, ngày 3/7/1964. Ảnh tư liệu

Quốc hội khóa IV (1971 - 1975)

Có 420 đại biểu, được bầu ngày 11/4/1971. Trong nhiệm kỳ này, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc ký kết Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội bỏ phiếu bầu cử cơ quan lãnh đạo Nhà nước tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 4, tháng 6/1971. Ảnh tư liệu

Quốc hội khóa V (1975 - 1976)

Có 424 đại biểu, được bầu ngày 6/4/1975. Tại khóa này Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn kết quả của Hội nghị Hiệp thương thống nhất nước nhà về mặt nhà nước mở ra thời kỳ phát triển mới của nước Việt Nam thống nhất.

 Nhân dân Sơn Hà, Hữu Lũng, tỉnh Cao Lạng bầu cử Quốc hội thống nhất, tháng 4/1976. Ảnh tư liệu

Quốc hội khóa VI (1976-1981) 

Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất được bầu ngày 25/4/1976, với 492 đại biểu. Trong nhiệm kỳ này, ông Trường Chinh được bầu làm Chủ tịch.

 Ảnh tư liệu

Quốc hội khóa VII (1981 - 1987) 

Được bầu ngày 26/4/1981, gồm có 496 đại biểu. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ được bầu làm Chủ tịch Quốc hội.  Trong khóa này lần đầu tiên Quốc hội đã ban hành Bộ luật Hình sự.

Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VII tại Hà Nội, ngày 25/6/1981. Ảnh tư liệu

Quốc hội khóa VIII (1987-1992) 

Được bầu ngày 19/4/1987, có 496 đại biểu. Trong nhiệm kỳ này, ông Lê Quang Đạo được bầu làm Chủ tịch Quốc hội. Đây là Quốc hội của giai đoạn khởi đầu sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội VI của Đảng đề ra.

Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VIII tại Hà Nội, ngày 17/6/1987. Ảnh tư liệu

Quốc hội khóa IX (1992-1997) 

Được bầu ngày 19/7/1992, gồm có 395 đại biểu. Ông Nông Đức Mạnh được bầu làm Chủ tịch Quốc hội. Tại khóa này, Quốc hội đã đóng vai trò quan trọng trong việc thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

 Ảnh tư liệu

Quốc hội khóa X (1997 - 2002) 

Được bầu ngày 20/7/1997, gồm 450 đại biểu. Quốc hội khóa X đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy nhà nước, đổi mới hệ thống chính trị, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy dân chủ...

Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh cùng các đại biểu Quốc hội khóa X bỏ phiếu bầu các cơ quan lãnh đạo cấp cao Nhà nước, ngày 20-9-1997. Ảnh quochoi.vn

Quốc hội khóa XI (2002 - 2007)

Được bầu ngày 19/5/2002, có 498 đại biểu, ông Nguyễn Văn An được bầu lại làm Chủ tịch Quốc hội. Quốc hội khóa XI đã thông qua 44 văn bản luật và 26 pháp lệnh. Tại khóa này, Quốc hội đã ban hành Luật Hoạt động giám sát nhằm cụ thể hóa chức năng giám sát tối cao của Quốc hội. 

Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XI (Hà Nội, ngày 19/7/2002). Ảnh Internet

Quốc hội khóa XII (2007-2011)

Đây là sự kiện chính trị quan trọng trong năm 2007, thông qua việc bầu cử đại biểu Quốc hội, cử tri cả nước thực hiện quyền làm chủ của mình bằng cách lựa chọn những đại biểu đủ tiêu chuẩn, đủ đức, đủ tài, để đại diện cho nhân dân tham gia Quốc hội. Được bầu vào ngày 20/5/2007, có 493 đại biểu, ông Nguyễn Phú Trọng là Chủ tịch Quốc hội.

 Bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XII tại đơn vị bầu cử số 1 khu vực bỏ phiếu số 4, phường Quán Thánh, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Quốc hội khóa XIII (2011-2016)

Đây là lần đầu tiên, người dân được bầu 4 cấp. Có 493 đại biểu, được bầu ngày 22/5/2011. Tại kỳ họp đầu tiên, ông Nguyễn Sinh Hùng được bầu làm Chủ tịch Quốc hội. Quốc hội khóa này đã có nhiều quyết định quan trọng về công tác nhân sự. 

Bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII tại Hưng Yên. Ảnh Internet

Tổng hợp từ nguồn quochoi.vn

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news