Tin mới

Những cây trồng mang lợi nhuận tỷ đô tại Việt Nam

Thứ sáu, 07/08/2015, 09:03 (GMT+7)

Thị trường giống cây trồng Việt Nam có nhiều biến động mạnh trong suốt nhiều năm qua, đặc biệt là giống cây trồng các loại hạt được liệt vào danh sách siêu thực phẩm, cho giá trị kinh tế hàng tỷ USD.

Thị trường giống cây trồng Việt Nam có nhiều biến động mạnh trong suốt nhiều năm qua, đặc biệt là giống cây trồng các loại hạt được liệt vào danh sách siêu thực phẩm, cho giá trị kinh tế hàng tỷ USD.

Cao lương

Cây cao lương hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao lên tới hàng tỷ USD

Cây cao lương vốn không còn là loại cây xa lạ với người Việt Nam, từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước người dân đã tròng nhiều và dung làm lương thực thay thế gạo lúc đói kém.

Sau hàng chục năm không mang lại hiệu quả gì về kinh tế thì Tập đoàn Sol Holding (Nhật Bản) đã mang giống cao lương trở lại Việt Nam với nhiều hứa hẹn hấp dẫn về giá trị kinh tế.

Theo ý kiến từ công ty này, đây là giống cây siêu cao lương được các nhà khoa học Nhật Bản lai tạo đưa lại năng suất cao và đáp ứng nhiều mục đích khác nhau. Ngoài mục đích làm thức ăn chăn nuôi, chúng còn được sử dụng để chế biến viên nén sinh học, xăng sinh học và đường… Bên cạnh đó, cao lương còn có khả năng chống chịu cao trước thời tiết gió bão cao 3-4m, cây phục hồi nhanh.

Ông Nguyễn Thái Sơn, Tổng giám đốc Sol Holding Việt Nam cho biết, đã trồng khảo nghiệm ở Việt Nam 2 năm nay và được Bộ Nông nghiệp chứng nhận về giống. Loại này cho năng suất 200 - 250 tấn một năm. “Chúng tôi đang trồng khoảng 500ha tại một số huyện ở Đăk Nông và Đồng Nai. Công ty sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm nếu người dân có hợp đồng hợp tác”, ông Sơn nói. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng kỳ vọng trong vài năm tới diện tích trồng loại cây này sẽ tăng lên hàng nghìn hecta, hứa hẹn đưa lại lợi nhuận cao lên tới hàng tỷ USD.

Mắc ca

Cây mắc ca đang tìm hướng đi trên thị trường Việt Nam

Từ đầu những năm 2000, cây mắc ca đã bắt đầu được khảo nghiệm ở thị trường Việt Nam và được đánh giá là đưa lại giá trị kinh tế cao, hàm lượng chất dinh dưỡng vượt trội và là nguyên liệu quý cho ngành chế biến. Hiện nay cả nước đã có 2.000ha mắc ca được trồng nhiều ở Tây Nguyên và Tây Bắc, vậy nhưng không được như sự kỳ vọng, loại cây này vẫn ì ạch dẫm chân tại chỗ, chưa có bước tiến nào đáng kể.

Để giải quyết vấn đề này, đến năm 2014 dự án mắc ca bắt đầu được khởi động lại sau khi ngân hàng sẵn sàng rót vốn 20.000 tỷ đồng để phát triển trồng mắc ca tại 5 tỉnh Tây Nguyên thông qua hình thức cho vay tín chấp với thời hạn 7-10 năm, lãi suất dưới 10%.

Tuy nhiên, tình hình vẫn không khá lên khi vẫn có một số nông dân chặt mắc ca vì giống cây này không đưa lại cho họ năng suất cao. Lúc này Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chính thức khuyến cáo các cơ quan quản lý và người trồng nên đánh giá lại về hiệu quả và năng suất đạt được của loài cây tỷ USD này.

Sachi

Dự kiến sachi đưa lại lợi nhuận 350 triệu đồng/ha

Sau mắc ca, cây sachi cũng được mệnh danh là vua của các loại hạt. Từ đầu những năm 2015, sachi đã được quảng bá rầm rộn ở Việt Nam và được thử nghiệm tại Công ty cổ phần Sachi Vina và Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho ra kết quả tốt.

Được dự đoán giống cây sachi sẽ đưa lại giá trị kinh tế cao lên tới 350 triệu đồng một ha. Với những tác dụng tích cực từ Sachi, chúng được gọi là siêu thực phẩm nhờ nguồn Omega-3 dồi dào được cho là chiếm đến 48-54%, giúp phát triển và nâng cao trí tuệ, giảm cholesterol, điều hòa huyết áp,…

Theo thông tin trên Vnexpress một doanh nhân ở TP HCM cho biết, ông đang kết hợp với một công ty Thái Lan để đưa giống cây này về Việt Nam. Hiện chúng đang được trồng thử nghiệm tại trang trại của ông và sẽ được nhân rộng nếu hiệu quả.

Cacao

Cacao từng được kỳ vọng là giống cây mang lại hiệu quả kinh tế cao

Cacao đã du nhập vào Việt Nam từ thời Pháp thuộc và được trồng rải rác tại một số vùng Đồng bằng song Cửu Longđến cao nguyên Nam Trung Bộ. Tuy nhiên vào thời điểm đó cây cacao vẫn chưa được biết đến nhiều.

Sang năm 2005, Ban Điều phối phát triển cacao quốc gia được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thông thành lập, từ đó bắt đầu phổ biến trồng rộng rãi loại cây cacao và nhanh chóng trở thành trào lưu, kỳ vọng đưa lại giá trị kinh tế cao lên tới hàng tỷ USD.

Việc trồng và kinh doanh cây cacao tại Việt Nam còn có sự tham gia của các công ty nước ngoài như Puratos, Cargill, ED&F Man, Armajaro,… Tại thời điểm này, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đặt kế hoạch đến năm 2010 cả nước sẽ có 20.000 ha ca cacao và đạt 80.000ha vào 2020.

Thế nhưng, năm 2012, giá cacao giảm mạnh, gặp khó khăn đầu ra, người nông dân phải hủy bỏ hàng trăm ha cacao để chuyển sang trồng cây khác. Tình trạng này kéo dài khiến năng suất cacao thấp, người trồng dần không hưởng ứng, thị trường trồng cây cacao tại Việt Nam đang dần đi vào ngõ cụt nếu không có hướng giải quyết sớm.

Hoài An (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news