Tin mới

Những đại gia nghìn tỷ không có bằng đại học

Thứ năm, 04/12/2014, 14:34 (GMT+7)

Sinh trưởng trong một\ngia đình nghèo khó và chưa từng học đại học, nhưng bằng tài kinh doanh thiên bẩm,\nnỗ lực và một chút may mắn, họ đã xây dựng sự nghiệp thành công và sở hữu khối\ntài sản hàng nghìn tỷ đồng. Những vị đại này đã minh chứng cho câu nói: “Đại học\nkhông phải con đường duy nhất dẫn đến thành công”

 

 

Sinh trưởng trong một gia đình nghèo khó và chưa từng học đại học, nhưng bằng tài kinh doanh thiên bẩm, nỗ lực và một chút may mắn, họ đã xây dựng sự nghiệp thành công và sở hữu khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng. Những vị đại này đã minh chứng cho câu nói: “Đại học không phải con đường duy nhất dẫn đến thành công”.

Bầu Đức

Nhắc tới ông Đoàn Nguyên Đức, chủ tịch Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai,người ta chỉ thấy ông nổi tiếng với những thương vụ đình đám, khối tài sản khổng lồ, sở hữu phi cơ... Ít ai biết được, bầu Đức ngày nay từng là cậu bé nghèo khổ của mấy chục năm trước, với những trải nghiệm đắng cay đã trở thành ký ức hằn sâu trong con người ông cho đến tận bây giờ.

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, đông anh em. Mẹ tần tảo làm ruộng nuôi 9 anh em ăn học bằng bữa cơm độn sắn, độn khoai. Cậu bé Đoàn Nguyên Đức ngày ngày dắt trâu ra đồng, thả ước mơ vào bãi ngô xanh và cánh diều no gió. Lúc bấy giờ Đức chỉ có một tâm nguyện duy nhất là có tiền để học, học thật giỏi, đậu đại học và một cái nghề để thoát ra khỏi cuộc sống bần hàn. 10 năm dắt trâu ra đồng, kéo cày, xẻ đất, cái nắng cái gió làm cháy tóc sạm da càng khiến cho Đoàn Nguyên Đức nuôi quyết tâm thoát nghèo.

Lớp 12, năm 1982, cậu khăn gói quả mướp vào TP HCM thi đại học, mang theo khát vọng của cả gia đình và những tham vọng từ thuở ấu thơ. Thế nhưng, con đường học vấn không mở ra trước mắt. Năm ấy, Đức trượt đại học… Không nản lòng, cậu lại vùi đầu vào sách vở. Sáng dắt trâu ra đồng, chiều về tranh thủ học bài. Nhưng dù cố gắng đến mấy, Đức vẫn không thể vào được cổng trường đại học. Như một định mệnh, cả 4 lần đi thi Đức đều không đạt kết quả như ý muốn.

Sau một thời gian làm thuê, Đức tích góp được một khoản tiền đủ để ông mở một phân xưởng nhỏ chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại quê nhà. Ấy là vào năm 1990, ông tự tay cưa, bào đục đẽo để làm ra sản phẩm đầu tiên là chiếc bàn cho học sinh. Sau đó ông mở rộng hoạt động kinh doanh sang sản xuất đồ nội thất rồi nhiều lĩnh vực khác để hình thành nên tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai ngày hôm nay.

Tại Việt Nam, bầu Đức là một doanh nhân nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực dù không bằng cấp.

Ông Dương Ngọc Minh – “Người tình tin đồn” của Mỹ Tâm

Được coi là anh cả của làng thủy sản Việt Nam, công ty cổ phần Hùng Vương (HVG) dẫn đầu về vốn hóa thị trường cũng như thị phần. Chính vì vậy, khi nhắc tới thủy sản, người ta nghĩ ngay tới Hùng Vương. Và khi nghĩ tới Hùng Vương, người ta nghĩ ngay tới ông chủ Dương Ngọc Minh.

Không những vậy, ông còn được dân trong nghề gọi với cái tên trìu mến là “vua xuất khẩu cá tra”. Ông từng có tên trong danh sách 10 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam và là Doanh nhân Sài Gòn tiêu biểu nhiều năm liền.

Hiện tại, ông Minh đang giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc HVG. Ông Minh sở hữu hơn 43,6 triệu cổ phiếu HVG, tương ứng 36,37% vốn. Ông Minh là cổ đông lớn nhất tại Hùng Vương. Đứng sau ông là Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI với tỷ lệ nắm giữ 14,53%. Tuy nhiên, tháng 3 năm nay, SSI tuyên bố thoái vốn khỏi HVG.

Tính đến 30/9/2014, nguồn vốn chủ sở hữu của HVG là 2.420 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư là 1.320 tỷ đồng, chiếm 54,55% VCSH.

Tuy nhiên, theo thông tin ghi trên báo cáo gửi nộp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ông Minh chỉ ghi vỏn vẹn mình tốt nghiệp trung học phổ thông (12/12) và có trình độ chuyên môn là nuôi trồng thủy sản.

Đại gia “phố núi” Nguyễn Thị Liễu

Sau khi tổ chức tiệc cưới tiền tỷ cho con trai và quyết định dỡ bỏ căn nhà 137 tỷ nằm ngay mặt đường Nguyễn Du, tên tuổi đại gia Nguyễn Thị Liễu nổi như cồn.

Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh nghèo khó, từ bé bà Nguyễn Thị Liễu đã có “máu” kinh doanh và mơ ước giúp bố mẹ thoát khỏi cảnh nghèo. Bố mẹ bà Liễu đều là Việt kiều, bố gốc Lào, còn mẹ gốc Thái.

Năm 11 tuổi, bà Liễu tự kiếm tiền nuôi mình và giúp đỡ bố mẹ. Mỗi ngày đi học 1 buổi, nửa bà đi bán hàng thuê, chắt chiu từng đồng gửi mẹ. 16 tuổi, bà vào Sài Gòn học cắt may ở một xưởng may của người chú. Năm 17 tuổi, bà Liễu trở về quê, mở cửa hàng cắt may và dạy may. Đến năm 20 tuổi, bà trở thành một thợ may lành nghề và có tiếng ở quê.

Với niềm đam mê kinh doanh, năm 25 tuổi bà Liễu bắt đầu sang Lào buôn hàng về bán. Bà buôn bán đủ loại mặt hàng. Bà cũng từng kinh doanh bất động sản ở Thái Lan, buôn quần áo Trung Quốc ở các nước Áo, Đức, Tiệp; xuất khẩu gạo sang Nigeria.

Còn ở Việt Nam, bà Liễu không mấy hoạt động kinh doanh. Trước đây, bà có tham gia vào thị trường bất động sản nhưng đã bán hết trước khi thị trường bất động sản xuống đáy.

Nhờ sự nhanh nhạy, lăn lộn trên thương trường, bà Liễu kiếm được khối tài sản khổng lồ. Nói về việc mọi người tò mò về khối tài sản của mình, bà Liễu chia sẻ: "Bản thân tôi không hề liên quan bất kỳ một cương vị nào trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước hoặc giữ bất kỳ một chức vụ nào, kể cả Doanh nghiệp, đến giám đốc tư nhân. Ngược lại, tôi chỉ là một phụ nữ rất đỗi bình thường".

Bảo An (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news