Tin mới

Những đối tượng không nên ăn cua, ghẹ

Thứ hai, 04/08/2014, 15:14 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Cua, ghẹ cũng như các loại hải sản khác, ngoài lợi ích đối với sức khoẻ thì nó cũng là loại thực phẩm tiền ẩn nhưng nguy cơ gây hại cho bạn và không phải ai cũng nên ăn.

(Tinmoi.vn) Cua, ghẹ cũng như các loại hải sản khác, ngoài lợi ích đối với sức khoẻ thì nó cũng là loại thực phẩm tiền ẩn nhưng nguy cơ gây hại cho bạn và không phải ai cũng nên ăn.

Lây nhiễm kí sinh trùng

Cua và nhiều loài thủy sinh khác như ốc thường là vật chủ của nhiều loại kí sinh trùng nguy hiểm. Một số loại kí sinh trùng thường gặp ở cua ghẹ(đặc biệt là cua đồng) đó là sán lá gan, sán phổi, sán dây. Những người ăn hải sản tươi sống, chưa được nấu chín thường dễ mắc phải các loại kí sinh trùng này.

Dễ ngộ độc

2 loại độc tố được các nhà khoa học tìm thấy nhiều nhất trong thịt của cua và ghẹ ở những khu vực nước bị ô nhiễm đó là chất độc dioxin và PCBs( Polychlorinated biphenyls). 2 loại chất độc này có thể gây phát ban ở da, suy giảm chức năng hệ miễn dịch, rối loạn thần kinh, làm tổn thương gan, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, thậm chí làm tăng nguy cơ sinh con khuyết tật bẩm sinh ở phụ nữ mang thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Gây dị ứng

 

Cua, ghẹ là một trong số những loài thủy hải sản gây dị ứng hàng đầu. Nếu bạn là người mẫn cảm với các loại thủy hải sản, nên thận trọng khi ăn cua, ghẹ bởi chỉ cần tiêu thụ 1 lượng nhỏ cũng có thể khiến những người mắc chứng dị ứng thủy hải sản bị nổi mề đay, ngứa ngáy toàn thân, nôn nao, đau đầu, chóng mặt và thậm chí gây khó thở, hôn mê,  tụt huyết áp, dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

 

Ai không nên ăn

- Bệnh nhân tiểu đường và thận

100g thịt cua có chứa tới 691mg natri, thỏa mãn 29% nhu cầu về loại chất này đối với cơ thể mỗi ngày. Những người mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận và huyết áp cao không nên ăn quá nhiều cua, ghẹ vì sự hiện diện của natri với hàm lượng cao trong cơ thể  có thể khiến cho tình trạng bệnh của họ trở nên tồi tệ hơn.

- Người đang uống thuốc

Qúa nhiều Đồng trong cơ thể làm giảm khả năng hấp thu sắt và thuốc kháng sinh của hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, quá nhiều Selen làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của thuốc giảm đau(thuốc an thần) vì nó có khả năng làm chậm sự đào thải thuốc ra khỏi cơ thể; Ăn cua trong khi dung thuốc chống đông máu(như aspirin, clopidogrel, dalteparin, enoxaparin, heparin, ticlopidin) có thể làm tăng dược tính của thuốc chống đông máu và tăng nguy cơ bị xung huyết.

Một số lưu ý khi sử dụng

Nên giữ cua, ghẹ trong lồng, hộp thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Không để cua, ghẹ ngập trong nước vì làm vậy cua sẽ chết. Dùng khăn , giấy báo dấp nước để giữ ẩm cho cua. Làm theo cách này có thể giữ cua sống thêm được từ 4 đến 8 giờ sau khi vớt ra khỏi nước. Khi cua chết, nên chế biến ngay để tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại. Đối với cua, ghẹ đã chín, nên đưa vào túi nilon sạch, ép hết khí trong túi ra ngoài, buộc kín, để lên ngăn làm đá ở tủ lạnh gia đình có thể giữ được thịt cua từ 2 đến 5 ngày.

Nên bỏ phần yếm cua, mang cua, túi sách-dạ dày của cua (nằm ở ngay sau miệng cua) và tuyến gan tụy (phần dịch lỏng màu vàng nằm ở trung tâm cơ thể cua) vì đây là những nơi kí sinh trùng và các loại vi khuẩn thường trú ngụ, cũng là nơi tích tụ nhiều độc tố nhất trong cơ thể của cua.

Thoa Nguyễn (tổng hợp)

Xem thêm video trên Tin Mới: Kangaroo "giở võ", suýt dìm chết chó

Kangaroo "giở võ", suýt dìm chết chó

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news