Tin mới

Những sai lầm cần tránh khi uống nước cam

Thứ tư, 24/06/2015, 08:55 (GMT+7)

Nước cam là một đồ uống bổ dưỡng, cung cấp vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên dùng và càng không thể thích uống lúc nào cũng được.

Nước cam là một đồ uống bổ dưỡng, cung cấp vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên dùng và càng không thể thích uống lúc nào cũng được.

Cam là loại quả thường dùng vắt lấy nước để uống, nó có chứa đường, a-xít hữu cơ, tinh dầu gồm isoamylic, geraniol, teryrineol… Cam có vị ngọt, chua, tính mật, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, mật phổi, tiêu đờm và lợi tiểu.

Đây là một loại nước giải khát bổ dưỡng rất tốt, nhưng không phải ai cũng nên dùng và càng không thể thích uống lúc nào cũng được. Dưới đây là top 5 điều cấm kỵ nhất khi dùng nước cam:

Các nghiên cứu khác nhau cho thấy nước cam có thể giúp làm giảm cholesterol và huyết áp, hai vấn đề rất phổ biến ở cả nam giới và phụ nữ khi bước vào tuổi trung niên.

Nước cam cũng có tác dụng tốt chống oxy hóa. Điều này có thể giúp bạn ngăn ngừa các loại ung thư khác nhau, bao gồm cả ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.

Lượng lớn kali - một chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể - có thể được tìm thấy trong nước cam.

Nước cam là một đồ uống bổ dưỡng, cung cấp vitamin C cho cơ thể

Tác dụng của nước cam:

Theo y học cổ truyền, cam có vị ngọt, chua, tính hơi mát, công năng sinh tân giải khát, khai vị, chữa ho, đùng khi chán ăn, đầy tức ngực sườn, giải độc cá, cua, làm ốm và giải rượu. Vỏ quả cam có vị cay, mùi thơm, tính ẩm, có tác dụng tiêu đờm, thông khí trệ, giúp tiêu hoá... 

Quả cam dùng để ăn có nhiều tác dụng; lại được dùng làm thuốc giải nhiệt trị sốt, điều trị chứng xuất tiết và giúp ăn ngon miệng. Ngoài ra, còn có tác dụng giải rượu vì chứa nhiều vitamin C, Ca, P, K, caroten, acid citric và aureusidin… rất có ích cho cơ thể.

Nhiều chứng bệnh như miệng khát họng đau, ho khạc nhiều đờm… dùng cúc hoa rửa sạch, hãm với nước sôi, để nguội; cam tươi vắt lấy nước cốt, thêm vào nước cúc hoa dùng. Bài thuốc này có tác dụng sinh tân giải khát, thanh nhiệt giải độc, sơ tán phong nhiệt, khai vị tiêu thực, lý khí tan đờm.

Những lưu ý cần biết khi uống nước cam:

Không uống trước khi đi ngủ

Theo Body Building, bạn không nên uống nước cam vào buổi tối vì nó có đặc tính lợi tiểu, dễ gây mất ngủ. Hơn nữa, nước cam ép cũng chứa nhiều đường và ít chất xơ, do đó có thể làm tăng lượng đường trong máu, khiến bạn dễ gặp ác mộng vào ban đêm.

Không uống gần thời điểm uống sữa 

Protein của sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C trong cam gây ra hiện tượng chướng, đau bụng, tiêu chảy. Do đó, không nên ăn hoặc uống nước cam và các loại trái cây cùng họ như quýt, bưởi ngay trước và sau khi uống sữa.

Không uống nước cam khi đang dùng thuốc kháng sinh

Nước cam không phải là một lựa chọn tốt để uống cùng thuốc kháng sinh. Trong nước cam chứa axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hoá học của các thuốc. Và một khi mất cấu trúc hoá học đặc thù thì thuốc kháng sinh sẽ không còn sức mạnh diệt khuẩn. Bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn kéo dài.

Không uống ngay sau khi ăn

Sau khi ăn no, dạ dày phải hoạt động hết công suất để tiêu hóa lượng thức ăn bạn vừa tiêu thụ. Do đó uống nước cam thời điểm này làm tăng áp lực lên dạ dày, gây tức bụng, khó chịu.

Không uống gần thời điểm uống sữa

Protein của sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C trong cam gây ra hiện tượng chướng, đau bụng, tiêu chảy. Do đó, không nên ăn hoặc uống nước cam và các loại trái cây cùng họ như quýt, bưởi ngay trước và sau khi uống sữa.

Không uống ngay sau khi ăn

Sau khi ăn no, dạ dày phải hoạt động hết công suất để tiêu hóa lượng thức ăn bạn vừa tiêu thụ. Do đó uống nước cam thời điểm này làm tăng áp lực lên dạ dày, gây tức bụng, khó chịu.

 Bảo An (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news