Tin mới

Những sai lầm đẫm máu của quân đội Mỹ (Phần 1)

Thứ tư, 07/10/2015, 15:33 (GMT+7)

Việc máy bay Mỹ ném bom nhầm vào bệnh viện nhân đạo có tên "Bác sĩ không biên giới" ở Afghanistan được xem như "tội ác chiến tranh" và gợi thế giới liên tưởng về những sai lầm chết người trong lịch sử quân đội Mỹ.

Việc máy bay Mỹ ném bom nhầm vào bệnh viện nhân đạo có tên "Bác sĩ không biên giới" ở Afghanistan được xem như "tội ác chiến tranh" và gợi thế giới liên tưởng về những sai lầm chết người trong lịch sử quân đội Mỹ.

Chỉ huy Lực lượng Mỹ tại Afghanistan, tướng John Campbell cho biết, bệnh viện ở thành phố phía bắc Kunduz đã bị đánh vô tình bị trúng bom sau khi các lực lượng Afghanistan kêu gọi hỗ trợ trên không..

"Như chúng ta đã biết, hôm 3/10, các lực lượng Afghanistan thông báo rằng họ đang bị phía địch tấn công và yêu cầu Mỹ hỗ trợ trên không. Một cuộc không kích đã được tiến hành sau đó để loại bỏ các mối đe dọa từ Taliban và kết quả là những người dân thường vô tội phải gánh chịu sự thảm khốc của bom đạn", ông Campbell cho biết hôm 5/10.

Việc máy bay Mỹ ném bom nhầm vào bệnh viện nhân đạo có tên "Bác sĩ không biên giới" ở Afghanistan được xem như "tội ác chiến tranh". Ảnh: AP.

Phía Mỹ thừa nhận đây là một nhầm lẫn và nói sẽ chịu trách nhiệm.

Trong lịch sử, những vụ đánh bom trúng dân thường của Mỹ thường được mô tả như một tai nạn với thuật ngữ "thiệt hại ngoài dự kiến" (Collateral Damage) và câu chuyện của ông Campbell nghiêng về giả thiết này.

Thuật ngữ "thiệt hại ngoài dự kiến" lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1960 và được sử dụng rộng rãi trong quân đội Mỹ từ đó dù hứng nhiều chỉ trích.

Các nguyên tắc về "thiệt hại ngoài dự kiến" được quy định trong luật pháp quốc tế. Theo Frederic Rosen, tác giả của cuốn "Collateral Damage: A Candid History of a Peculiar Form of Death", chìa khóa để xem xét một hành động là hợp pháp hay không phụ thuộc vào biện pháp phòng ngừa mà hai bên đã thực hiện để xác định rằng liệu người dân có bị rủi ro không và nơi nhắm tới phải chắc chắn là mục tiêu quân sự.

"Luật pháp chiến tranh quy định, một hành động quân sự là bất hợp pháp khi bắn tên lửa hay súng cối mà không sử dụng ống nhòm để xác định xem có thường dân trong khu vực mục tiêu hay không", Frederic Rosen nói.

"Đây là một vấn đề rất, rất cũ mà nắm đến các vấn đề trong việc giải thích cơ quan của con người không hoàn hảo."

Bến Tre - tháng 2/1968

Trong khi khái niệm "thiệt hại ngoài dự kiến" không được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Việt Nam cũng như các cuộc xung đột hiện đại thì một tuyên bố của nhà báo Peter Arnett của AP cho biết, một quan chức quân đội Mỹ giấu tên khẳng định rằng, một cuộc càn quét những nhà cách mạng tại thành phố Bến Tre đã trở thành biểu tượng trong các cuộc tranh luận về hành động quân sự trong khu vực dân sự.

Hơn 864,000 tấn bom đã được quân đội Mỹ thả xuống Việt Nam chỉ riêng trong chiến dịch Sấm Rền. Ảnh: CNN.

"Quân đội Mỹ cho rằng cần thiết phải phá hủy thành phố để cứu lấy nó", Thiếu tá Mỹ nói với nhà báo Arnett sau cuộc pháo kích nặng nề vào thành phố này.

Mặc dù nhiều người vẫn đặt ra tính xác thực của tuyên bố này, song hành động này vẫn là một trong những chiến lược của quân đội Mỹ vào thời điểm đó. Hơn 864,000 tấn bom đã được thả xuống Việt Nam chỉ riêng trong chiến dịch Sấm Rền so với 503.000 tấn trong toàn bộ trận Thái Bình Dương trong Thế chiến II, theo số liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Hầm trú bom Iraq - tháng 2/1991

Ngày 13/2/1991, trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh đầu tiên, máy bay Mỹ đã ném bom vào hầm trú ẩn tại khu Amiriyah, gần thủ đô Baghdad, Iraq, giết chết 408 thường dân.

Máy bay Mỹ đã ném bom vào hầm trú ẩn tại khu Amiriyah, gần thủ đô Baghdad, Iraq, giết chết 408 thường dân. Ảnh: CNN.

Các quả bom được tia laser dẫn đường chính xác được xem là cố ý nhắm vào hầm trú bom này.

Các quan chức Lầu Năm Góc và CIA cho rằng hầm trú ẩn này đã được sử dụng như một trung tâm chỉ huy thay thế. Một báo cáo sau này của Nhà Trắng cũng đồng tình với ý kiến này. Báo cáo này cáo buộc rằng chính quyền Saddam Hussein đã dồn những người dân vào trong các căn cứ quân sự và biến họ thành "lá chắn sống".

Tàu chở người tị nạn Albania - tháng 4/1999

Các máy bay của NATO đã ném bom vào một tàu chở người tị nạn, cướp đi sinh mạng của 73 người dân vô tội. Ảnh: CNN.

Trong cuộc chiến tranh Kosovo, các máy bay NATO tham gia vào chiến dịch Lực lượng Đồng minh nhằm vào những gì mà họ tin rằng là các phương tiện quân sự của Serbia. Thế nhưng, đó thực chất là một con tàu chở người tị nạn đang chạy trốn khỏi cuộc xung đột. Kết quả, 73 người dân vô tội đã thiệt mạng.

NATO ban đầu khẳng định rằng các phi công thực hiện vụ đánh bom nhằm bảo vệ người tị nạn và những người thiệt mạng là do súng đạn của các lực lượng Nam Tư. Tuy nhiên, Lực lượng Đồng minh sau đó đã phải thừa nhận rằng máy bay của họ đã "thả nhầm bom vào một phương tiện dân sự".

Còn nữa...

Lê Huyền (CNN)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: ném bom