Tin mới

Những sai lầm khi nấu cơm bạn thường mắc phải

Thứ sáu, 09/01/2015, 09:27 (GMT+7)

Nấu cơm là việc mà mỗi ngày bạn vẫn thường làm. Tuy nhiên, bạn đã nấu cơm đúng cách chưa? Bạn vẫn còn mắc những sai lầm dưới đây khi nấu cơm không?

Nấu cơm là việc mà mỗi ngày bạn vẫn thường làm. Tuy nhiên, bạn đã nấu cơm đúng cách chưa? Bạn vẫn còn mắc những sai lầm dưới đây khi nấu cơm không?

Vo gạo quá kỹ

Thực tế, những cảnh báo về thói quen vo gạo, chế biến gạo đã được các nhà khoa học thế giới đưa ra từ nhiều năm nay. Ví dụ như cách luộc gạo mà người châu Âu hay làm (cho gạo vào nấu với nhiều nước, nước sôi, chắt đi, sau đó cho tiếp nước lần 2 rồi đun sôi). Nhưng cách này đều được chứng minh là không khoa học.

                

Vo gạo quá kỹ khi nấu cơm sẽ làm mất chất dinh dưỡng có trong gạo (ảnh minh hoạ)

Việc chà xát gạo trước khi nấu là việc làm mà mọi người thường làm trước khi nấu cơm, đây là việc làm không nên chút nào, vì toàn bộ chất dinh dưỡng có trong gạo sẽ bị bạn chà xát đi hết đấy. Những vitamin và chất khoáng bám bên ngoài hạt gạo sẽ bị cuốn đi hết trong nước đục mà bạn đổ đi, chỉ còn lại lõi là tinh bột mà thiếu đi các chất dinh dưỡng cần thiết.

Điều đáng nói là khi tiến hành phỏng vấn các bà nội trợ, các nhà khoa học nhận thấy, nhận thức của họ về việc chà xát gạo trước khi nấu là bình thường. Họ không hề nhận thức rằng đó là hành động phi khoa học. Có đến 90% người cho rằng, chà xát gạo ít nhất 2 lần trước khi nấu.

Vì vậy, hãy thay đổi ngay thói quen của mình để có nồi cơm ngon và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho gia đình mình. Bạn nên chỉ cho gạo vào nổi, đổ nước và khuấy nhẹ để lọc sạn và trấu đi thôi.

Nấu cơm bằng nước lạnh

Nhiều bạn sẽ có thói quen nấu cơm bằng nước lạnh. Nhưng việc sử dụng nước lạnh để nấu cơm sẽ khiến cho hạt gạo bị trương nở, các chất dinh dưỡng theo đó mà tan ra trong nước

Nên dùng nước sôi để nấu cơm thay cho dùng nước lạnh, hạt cơm sẽ dẻo hơn, các chất dinh dưỡng ít bị mất hơn. Dù nấu cơm bằng nồi cơm điện thì cũng nên dùng nước sôi. Khi nấu bằng nước sôi, lớp ngoài của hạt gạo co lại, tạo lớp màng bảo vệ hạt gạo không bị nứt, vỡ.

Nếu bằng bếp lửa, khi cơm sôi, nên vặn nhỏ lửa, đậy vung để giữ nhiệt, tránh tiếp xúc với oxy không khí, là yếu tố phá huỷ thêm các vitamin trong gạo. Với cách làm như vậy, lượng vitamin B1 được giữ lại sẽ nhiều hơn đến 30% so với cách nấu bằng nước lạnh.

Thoa Nguyễn (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news