Tin mới

Tập Cận Bình có thể thành Mao Trạch Đông thứ hai

Thứ sáu, 25/07/2014, 16:00 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Thâu tóm trong tay những vị trí quyền lực tối cao tại Trung Quốc, Tập Cận Bình đang đưa Trung Quốc đi vào cái bẫy mà Đặng Tiểu Bình từng cảnh báo: các nước láng giềng sẽ liên kết để chống lại Bắc Kinh.

(Tinmoi.vn) Trong bài viết "Nỗi lo tiếp theo của châu Á: Tập Cận Bình thâu tóm quyền lực", tờ National Interest đửaa nhận định: Tập Cận Bình đang đưa Trung Quốc đi vào cái bẫy mà Đặng Tiểu Bình từng cảnh báo: các nước láng giềng sẽ liên kết để chống lại Bắc Kinh.

Kể từ khi Mao Trạch Đông qua đời năm 1976, quyền lực tại Trung Quốc dần được phân cấp. Cải cách của Đặng Tiểu Bình thúc đẩy vai trò của nhà nước từ nền kinh tế trong khi quyền lực cao nhất trong Đảng cộng sản Trung Quốc ngày càng phân tán. Một phần của quá trình này liên quan đến thế hệ: không nhà lãnh đạo Trung Quốc nào nắm được quyền lực như Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình mà thay vào đó, nguyên tắc tập thể đã trở thành tiêu chuẩn.

Sự thống trị của Tập Cận Bình hướng tới vị trí đứng đầu tại Trung Quốc đã thách thức cơ cấu quyền lực trên. Chỉ trong một thời gian ngắn tại vị, ông Tập Cận Bình đã nắm quyền điều hành, giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản , chủ tịch Quân ủy Trung ương, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và mặc nhiên là thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Nếu lý lịch trên chưa đủ ấn tượng thì có thể nói thêm ông còn là chủ tịch của Ủy ban An ninh Quốc gia và Nhóm lãnh đạo cải cách toàn diện – được thành lập tại Hội nghị toàn thể lần thứ 3, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18.

Ông còn là chủ tịch của 2 nhóm nhỏ khác, một nhóm về vấn đề ngoại giao, một nhóm khác về vấn đề Đài Loan đồng thời chủ trì một nhóm mới khác giám sát cải cách quân sự.

Quan sát cho  Tập Cận bình điều khiển lấn sang cả lĩnh vực kinh tế vốn thuộc quyền của thủ tướng. Tân Hoa Xã cho rằng ông còn giữ chức lãnh đạo nhóm các vấn đề tài chính và kinh tế đồng thời mô tả ông như là giám đốc, một vị trí mà thường là của thủ tướng.

Việc củng cố quyền lực này rất ấn tượng nhưng uy quyền của Tập Cận Bình còn đang được thúc đẩy bằng chiến dịch chống tham nhũng do ông khởi xướng. Số quan chức kỷ lục – hàng chục cho đến hàng ngàn người – đang bị xử lý kỷ luật và khởi tố vì hành vi sai trái. Có những quan chức cấp cao, được truyền thông ví như “con hổ” cũng bị truy nã, kể cả quan chức cao cấp của quân đội mà trước đây chưa ai dám động tới. Cả Trung Quốc đang nín thở để chờ xem ông Tập Cận Bình sẽ hạ bệ cựu thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ chính trị từng được miễn điều tra như thế nào.

Cuộc truy quét để đẩy lùi ung nhọt tham nhũng nhằm thanh lọc đảng là cốt lõi của chiến dịch – và nỗi sợ chiến dịch ban đầu sẽ nhắm vào các đối thủ chính trị và đảng viên tham nhũng – khiến nhiều quan chức và nhân viên hạn chế các hành động sai trái của mình. Số vụ quan chức tự tử cũng vì thế mà tăng lên. Trong môi trường này, Tập Cận Bình càng có những hành động quyết liệt hơn và dường như ông rất thích thú với cơ hội này.

Mong muốn tập trung quyền lực cũng là điều hiển nhiên trong việc theo đuổi sự minh bạch của chính phủ. Ý tưởng tập trung quyền lực cũng rõ ràng khi chính phủ Trung Quốc truy bắt người cổ động sự minh bạch, thay vì xem họ là các đồng minh trong nỗ lực chống tham nhũng. Rõ ràng, Tập Cận Bình muốn nắm quyền kiểm soát chiến dịch chống tham nhũng, đặc biệt là những người mà ông đã nhắm tới.

Điều này trùng hợp với nỗ lực để khẳng định kiểm soát chặt chẽ hơn các phương tiện truyền thông, cả trong truyền hình, báo in và internet. Các nhà phân tích cho biết truyền thông Trung Quốc đã trải qua sự kiểm duyệt, giám sát chưa từng có trong năm qua. Có lẽ không phải là trùng hợp ngẫu nhiên khi ông Tập Cận Bình cũng nắm quyền điều khiển một nhóm giám sát an ninh mạng.

Một số người cho rằng “chủ nghĩa quyền lực mới” của Tập Cận Bình là điều kiện tiên quyết của cải cách kinh tế: ông đã vực dậy cánh tay trái của mình bằng các cuộc tấn công dựa vào thể chế quyền lực cũ. Những người khác lo lắng cho thể chế quyền lực cũ vốn đã bị ông Tập gạt đi và cuối cùng là phá hủy bất cứ thách thức nào cản bước quyền lực của ông.

Tập Cận Bình

Tập Cận Bình

Người ngoài sẽ cảm nhận như thế nào về những gì đang xảy ra tại Trung Quốc?

Những yếu tố trong chương trình của Tập Cận Bình có thể cải thiện sự cai trị ở Trung Quốc. Về nguyên tắc, các chiến dịch chống tham nhũng có thể làm giảm nhẹ gắng nặng đối với người dân Trung Quốc do sự bất công mà tham quan mang lại. Gián tiếp, nó phản ánh trách nhiệm của người cầm quyền với công chúng tăng lên.

Và nếu Tập Cận Bình sử dụng quyền lực được tích lũy của mình để vượt qua sự phản kháng của các nhóm lợi ích đặc biệt và chuyển đổi thành công nền kinh tế Trung Quốc (mà cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo gọi là “không ổn định, không cân bằng, thiếu sự phối hợp và không bền vững) trở thành một nền kinh tế trưởng thành ổn định và bền vững, trông cậy nhiều hơn vào nguồn tiêu thụ nội địa thay vì xuất khẩu, thì ông sẽ được cả nhân dân Trung Quốc và nền kinh tế thế giới chúc phúc chúc lành. 

Tuy nhiên, ông Tập dường như không quan tâm đến việc thúc đẩy các giá trị tự do – thứ mà người Mỹ và nhiều nước trong khu vực tin rằng sẽ mang lại công lý, sự thịnh vượng và hòa bình. Sự tích tụ quyền lực của Tập Cận Bình đại diện cho bước tiến tới sự lãnh đạo tối cao độc tài của thời đại Mao Trạch Đông – trớ trêu thay, đó là khuynh hướng khiến cho Bạc Hy Lai gặp rắc rối. Tuy nhiên, rất ít khả năng Trung Quốc quay lại chủ nghĩa tôn sùng cá nhân và các sự kiện tai họa như Cách mạng Văn hóa cũng rất khó xảy ra. Trung Quốc đã thay đổi quá nhiều. Tập Cận Bình giống Putin nhiều hơn là Mao Trạch Đông.

Tuy nhiên, một cuôc thanh trừng để loại bỏ các quan chức tham nhũng kết hợp với việc đàn áp bất đồng chính kiến có thể sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu của một xã hội dân sự có hiểu biết và một nhà nước pháp quyền.

Việc nhà lãnh đạo tối cao nắm nhiều quyền trong tay có thể làm tăng tính nhất quán và khả năng dự đoán trong việc hoạch định Chính sách ngoại giao của Trung Quốc, đơn giản hóa các nhiệm vụ đạt thỏa thuận để làm sao đạt được và duy trì hòa bình khi Trung Quốc trở thành cường quốc thứ hai của khu vực. Chỉ có 1 người chúng ta cần nói điều này, chính là Tập Cận Bình.

Nhưng bất kỳ lợi thế nào cũng biến mất nếu ông coi trọng lợi ích sống còn của Trung Quốc và xâm phạm đến lợi ích của các nước khác. Và rất có thể Trung Quốc sẽ có một chính sách ngoại giao vô độ nếu mọi quyền lực dồn vào tay 1 người (Triều Tiên là minh chứng cho trường hợp này).

Nếu chính sách đối ngoại của Tập Cận Bình chương trình nghị sự các vấn đề chính trị trong nước thì người ngoài không thể xét đoán nó có thành công hay không. Tuy nhiên, dựa trên lợi ích đối ngoại của Trung Quốc,Tập Cận Bình dường như đã đưa Trung Quốc đi vào cái bẫy mà Đặng Tiểu Bình từng cảnh báo: các nước hàng xóm hợp tác an ninh chống lại Trung Quốc trước nhiệm vụ khó khăn đó là phát triển nền kinh tế Trung Quốc được hoàn thành.

Bảo Linh (Theo tin tức The National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news