Tin mới

Chùm ảnh căn cứ "giống quân sự" của Trung Quốc trên Biển Đông

Thứ năm, 02/07/2015, 08:57 (GMT+7)

Tờ Washington Post của Mỹ vừa công bố các hình ảnh mới chụp tuần này cho thấy Trung Quốc đang xây những cơ sở trông giống như các căn cứ quân sự trên đảo nhân tạo mà Bắc Kinh mới bồi đắp trái phép ở Biển Đông.

Tờ Washington Post của Mỹ vừa công bố các hình ảnh mới chụp tuần này cho thấy Trung Quốc đang xây những cơ sở trông giống như các căn cứ quân sự trên đảo nhân tạo mà Bắc Kinh mới bồi đắp trái phép ở Biển Đông.

Một bài viết đăng tải trên Washington Post ngày 1/7 nói rằng, Trung Quốc gần như hoàn tất việc xây dựng một đường băng ở Đá Chữ Thập.

Những hình ảnh Washington Post đăng tải do Digital Globe chụp hôm 28/6 và cung cấp cho Sáng Kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS - trụ sở tại Washington DC).

Công việc cải tạo giờ đây đã hoàn tất ở Đá Chữ Thập. AMTI nói rằng, công tác xây dựng căn cứ không quân vẫn còn tiếp tục “với việc lát mặt bằng, đánh dấu đường băng, xây thềm đế máy bay, hệ thống cảm biến và bổ sung các cơ sở hỗ trợ”. Hình ảnh chụp Đá Chữ Thập còn cho thấy một tàu hải quân neo đậu.

Hình ảnh Đá Chữ thập do Digital Globe chụp hôm 28/6.

Các hình ảnh ở Đá Gạc Ma cho thấy dường như có trạm quan sát quân sự. Theo AMTI, các tính năng ở đây gồm: 1 cảng nhỏ có không gian neo đậu giới hạn và 2 trạm chất hàng, 2 bãi đáp trực thăng, 3 hệ thống có thể là ăng ten liên lạc vệ tinh, 1 cơ sở đa nhiệm lớn, 2 tháp radar đang xây dựng, khả năng là 6 tháp giám sát dành cho vũ khí, 4 tháp vũ khí, 1 hải đăng, 1 trạm năng lượng mặt trời với 44 tấm pin và 3 tuabin gió.

Giám đốc AMTI, bà Mira Rapp-Hooper nói rằng, các cơ sở này có đầy đủ khả năng quân sự và ứng dụng liên quan. Với cơ sở này, Trung Quốc sẽ giám sát hoạt động của các nước khác ở khu vực quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam.

AMTI nói rằng, công tác xây dựng căn cứ không quân vẫn tiếp tục “với việc lát mặt bằng, đánh dấu đường băng, xây thềm đế máy bay, hệ thống cảm biến và bổ sung các cơ sở hỗ trợ”.

Các công trình xây dựng “sẽ là một thách thức ngoại giao mới, không chỉ với Mỹ mà với mọi quốc gia trong khu vực vốn rất quan tâm tới việc ngăn chặn Trung Quốc quân sự hóa các đảo”, bà Mira Rapp-Hooper nhấn mạnh.

Hôm 16/6, Ttrung Quốc tuyên bố sẽ sớm hoàn tất việc cải tạo mọt số đảo ở Biển Đông và bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng. Đến ngày1/7, Trung Quốc xác nhận việc cải tạo ở một số đảo đã hoàn thành. Họ nói cơ sở hạ tầng trên các đảo này chủ yếu phục vụ các mục đích dân sự những cũng thừa nhận sẽ được sử dụng để “phòng thủ quân sự”.

AMTI nói, việc cải tạo dường như kết thúc tại 5 trong số 7 bãi ngầm, nhưng những hình ảnh khác chụp từ 5-10/6 đăng tải trên trang web AMTI cho thấy, công việc cải tạo vẫn tiếp tục ở Đá Vành Khăn (Mischief Reef) và Đá Xubi (Subi Reef).

Tờ Washington Post nhận định, những hành động này của Trung Quốc chỉ càng làm tăng thêm mối quan ngại từ Mỹ và các nước láng giềng trong khu vực, khiến căng thẳng Biển Đông không thể được cải thiện.

Hình ảnh chụp Đá Chữ Thập còn cho thấy một tàu hải quân neo đậu.

Trả lời phỏng vấn trang Defence News (Mỹ), ông Ian Easton - chuyên gia quốc phòng về Trung Quốc của Viện Dự án 2049 tại Washington, ông Wallace Gregson - cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về các vấn đề an ninh châu Á - Thái Bình Dương và ông Chu Phong - chuyên gia về Biển Đông của Trường đại học Nam Kinh (Trung Quốc) đều cho rằng việc bồi đắp đảo phi pháp và quân sự hoá trên các đảo chiếm đóng ở biển Đông “sẽ không tồn tại được lâu trong một cuộc chiến với Mỹ”.

Với cơ sở này, Trung Quốc sẽ giám sát hoạt động của các nước khác ở khu vực quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Theo ông Easton, quân đội Trung Quốc xem việc quân sự hoá các hòn đảo nhằm “thiết lập một vành đai phòng thủ bên ngoài để mở rộng mạng lưới tấn công chính xác”. Ông Gregson cho rằng các cơ sở quân sự sẽ cho phép quân đội Trung Quốc “phủ sóng radar, tín hiệu tình báo và thông tin trên không khắp Biển Đông”.

Tuần trước, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Anthony Blinken khẳng định, các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông “là mối đe dọa hòa bình và ổn định” khu vực. Ông nói, Trung Quốc đang “nỗ lực hành động đơn phương và cưỡng chế nhằm thay đổi hiện trạng Biển Đông - hành xử mà Mỹ và các đồng minh đồng lòng chống lại”.

Yên Yên (Washington Post)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news