Nuốt đồng xu vào cổ họng, bé 6 tuổi ở Hà Nội suýt nguy kịch
Trong lúc đùa nghịch tranh giành đồng xu với em, bé trai Nguyễn Hoàng Quân đã bị đồng xu rơi vào cổ họng. Ngay sau khi tai nạn xảy ra, bé bị nôn ọe và khó thở nên gia đình nhanh chóng đưa đi cấp cứu.
Ngày 13/4, bác sĩ Ngô Anh Vinh, Khoa Cấp cứu chống độc (BV Nhi Trung ương), cho biết, BV vừa gắp đồng xu ra khỏi cổ họng bệnh nhi Nguyễn Hoàng Quân (6 tuổi, Hà Nội).
![]() |
Phim X-quang cho thấy đồng xu trong cổ họng bệnh nhi. |
Trước đó, vào đêm 10/4, bệnh nhi được đưa đến BV cấp cứu trong tình trạng khó thở và quấy khóc, khó chịu. Sau khi thăm khám và hỏi bệnh sử, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhi bị hóc dị vật.
Kết quả chụp phim X-quang cho thấy, có dị vật cản quang ở vùng cổ, vị trí thực quản nên bác sĩ chỉ định nội soi lấy dị vật ngay trong đêm. Sau 30 phút thực hiện, các bác sĩ đã gắp ra từ thực quản bệnh nhi 1 đồng xu loại 5 Bath (tiền Thái Lan) có kích thước 2,5 x2,5cm.
Sau khi đồng xu được gắp ra ngoài, bệnh nhi đã tỉnh táo, hết khó thở. Hiện tại, bệnh nhi đã ăn uống bình thường và được xuất viện.
![]() |
Đồng xu sau khi được bác sĩ lấy ra. |
Theo bác sĩ Ngô Anh Vinh, hóc dị vật là tai nạn rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Dị vật có thể là đồ chơi hoặc đồ vật có kích thước nhỏ (đồng xu, cúc áo). Những đồ vật này rất dễ rơi vào đường thở, gây tắc nghẽn đường thở, ngạt thở, suy hô hấp và có thể dẫn tới hậu quả vô cùng nguy hiểm, thậm chí tử vong nhanh chóng nếu không được xử trí kịp thời.
Khi trẻ bị hóc dị vật, gia đình cần tiến hành đánh giá tình trạng của trẻ và xử trí sơ cứu tại chỗ. Nếu trẻ bị dị vật đường thở có suy hô hấp thì phải nhanh chóng đưa bé đến sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.
Trang Vũ (Tổng hợp)
- Té xe đạp, bé trai suýt chết vì bị vi khuẩn tụ cầu vàng "ăn" vào tim (19/04)
- Bị bệnh đái tháo đường vị thành niên, bé gái sút 4kg chỉ trong 1 tháng (18/04)
- Thiếu nữ 15 tuổi bị "virus ăn não", theo dõi 14 người tiếp xúc (18/04)
- Người đàn ông liệt toàn thân vì thói quen nằm xem điện thoại trước khi ngủ (18/04)
- Ký hiệu trên thẻ bảo hiểm y tế năm 2018 giúp người dân hiểu quyền lợi được hưởng ra sao? (17/04)
- Chính thức công bố loại vắc xin sẽ tiêm cho trẻ thay thế Quinvaxem (17/04)
- Tiết lộ 5 sự thật về tính cách và sức khỏe qua màu mắt mà khoa học nói “chắc như đinh đóng cột” (17/04)
- 3 điều trong bữa ăn nhất định phải nhớ để tránh kích hoạt tế bào ác gây ung thư (16/04)
- Bé trai 3 tuổi mắc bệnh hiếm gặp, chưa từng thấy trong y văn (16/04)
- Chị em rỉ tai nhau thuốc tránh thai 1 tháng uống 1 viên: Sự thật ngã ngửa được tiết lộ từ chuyên gia! (15/04)