Tin mới

Ông Putin sử dụng chiến lược của Stalin trong quan hệ với Mỹ-Trung?

Thứ tư, 09/09/2015, 10:43 (GMT+7)

Nga phải hy sinh lợi ích để đổi lấy quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc trong bối cảnh Moscow đang bị phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt.

Nga phải hy sinh lợi ích để đổi lấy quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc trong bối cảnh Moscow đang bị phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt.

Ngày 5/9, truyền thông Nga dẫn bài viết từ báo Haaretz của Israel với tiêu đề “Chiến lược mới của Putin”, trong đó đưa ra những bình luận, đánh giá về Chính sách của ông chủ Điện Kremlin trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc.

Quan hệ Nga - Mỹ đăng gia tăng căng thẳng thời gian gần đây

Mở đầu bài báo tác giả đặt câu hỏi: Không hiểu tại sao Nga vẫn ủng hộ thỏa thuận hạt nhân của Iran bất chấp những tuyên bố lý giải của Moscow cho rằng, việc mở cửa của thị trường thế giới đối với dầu mỏ của Iran sẽ đe dọa khả năng cạnh tranh của nhà cung cấp dầu mỏ Nga trên thị trường Ấn Độ, Trung Quốc và châu Âu?

Theo bài báo, một trong những nguyên nhân khiến Nga chấp nhận quyết định miễn cưỡng của mình là do Moscow không muốn xung đột với Bắc Kinh khi mà Trung Quốc đang rất cần nguồn dầu mỏ giá rẻ của Iran.

Tổng thống Nga Putin hiểu rất rõ rằng, việc tháo dỡ lệnh trừng phạt với Iran sẽ mở ra thị trường dầu mỏ lớn và điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của Nga.

Tuy nhiên, Nga phải hy sinh lợi ích để đổi lấy mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc trong bối cảnh Moscow đang bị phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt.

Với kế hoạch này, ông Putin hy vọng rằng, liên minh với Trung Quốc có thể làm suy yếu vị thế của Mỹ, đồng thời tránh leo thang căng thẳng với Bắc Kinh.

Chính vì vậy, ông Putin đã chọn học thuyết lưỡng dụng, cho phép vừa làm suy yếu Mỹ vừa tăng cường quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc trong khuôn khổ xác định.

Bài báo cho rằng, chính sách quan hệ với Mỹ và Trung Quốc mà Tổng thống Putin chọn dường như đang lặp lại chiến lược của Nguyên soái, nhà lãnh đạo Liên Xô Josef Stalin trước đây khi ông quyết định chọn đường lối hợp tác với cựu lãnh đạo TQ Mao Trạch Đông để chống lại Mỹ.

Ông Mao Trạch Đông và Nhà lãnh đạo Liên Xô Josef Stalin

Theo các phân tích mới được công bố, trước đây, sau khi phương Tây đưa ra quyết định trừng phạt Bắc Kinh thì Trung Quốc đã thực hiện các bước “thân” Liên Xô và kết quả là đầu những năm 1950 khối Trung – Xô được thành lập.

Washington coi khối này là mối đe dọa chiến lược có khả năng khơi mào cuộc Chiến tranh thế giới thứ ba. Trước thái độ thù địch của Mỹ, Stalin đã đề xuất liên minh với Trung Quốc, còn Mao Trạch Đông thậm chí còn đưa ra một gợi ý táo bạo hơn.

Tổng thống Nga Putin

Cựu lãnh đạo TQ Mao Trạch Đông hy vọng rằng, Liên Xô sẽ đóng vai trò là đối tác hạt nhân và chặn đứng sự bành trướng lãnh thổ của Nhật Bản, đồng thời là đối trọng với Khối NATO.

Tuy nhiên, cuối cùng, Stalin đã quyết định dừng đề xuất tham vọng là "thống nhất Xô - Trung" của lãnh đạo TQ bởi ông cho rằng điều đó sẽ làm suy yếu Liên Xô.

Từ những năm 1960 đến khi Liên Xô ta rã năm 1989, giữa Liên Xô và Trung Quốc vẫn duy trì sự thù địch về tư tưởng và chiến lược.

Trong những thập niên gần đây, quan hệ giữa hai nước được cải thiện đáng kể và xuất hiện sự phụ thuộc lẫn nhau trong lĩnh vực thương mại và năng lượng, nhưng Nga vẫn âm thầm xem Trung Quốc là mối đe dọa tiềm năng.

Nguyễn Hoàng

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.