Tin mới

PAK-FA - siêu vũ khí của Không quân Nga

Thứ năm, 27/11/2014, 14:57 (GMT+7)

Chiến đấu cơ tàng hình Sukhoi T-50 PAK-FA của Nga có thể là đối thủ đáng gườm trước chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Mỹ như Lockheed Martin F-22 Raptor và F-35 Joint Strike Fighter.

Chiến đấu cơ tàng hình Sukhoi T-50 PAK-FA của Nga có thể là đối thủ đáng gườm trước chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Mỹ như Lockheed Martin F-22 Raptor và F-35 Joint Strike Fighter.

 

Liệu phương Tây có nên lo lắng trước chiến đấu cơ thế hệ tiếp theo của Nga?

Trong một số tiêu chí, máy bay chiến đấu mới của Nga sẽ vượt mặt các máy bay Mỹ nhưng PAK-FA không phải là không có yếu điểm.

Cựu giám đốc cơ quan tình báo không quân Mỹ, Trung tướng Dave Deptula nói với tờ National Interest: “Từ các phân tích, tôi thấy PAK-FA cho thấy một thiết kế khá tinh vi, ít nhất là tương đương, thậm chí có một số điểm vượt trội hơn so với máy bay thế hệ 5 của Mỹ”.

“Nó chắc chắn nhanh hơn nhờ kết hợp lực đẩy vector, tất cả các mặt đuôi chuyển động và thiết kế khí động học tuyệt vời hơn cả F-35”.

PAK-FA dường như được tối ưu hóa cho vai trò ưu tiên trên không (như F-22) hơn là đa chức năng, tối ưu hóa tấn công như F-35. Cũng giống như Raptor, PAK-FA được thiết kế để bay cao và xa để truyền được tối đa số vũ khí cho các kho tên lửa không đối không.

Cũng giống như F-22, máy bay của Nga dự kiến có thể đạt được tốc độ siêu thanh trong khoảng thời gian dài hơn – có thể nhanh hơn 1,5 Mach. Tốc độ tối đa của chiếc máy bay có thể lớn hơn 2 Mach.

Tuy nhiên, không giống như máy bay thế hệ 5 của Mỹ, PAK-FA ít chú trọng vào khả năng tàng hình mà lại nhấn mạnh đến khả năng cơ động. Trong khi nó có thể cạnh tranh với Raptor về hiệu suất động học thô, PAK-FA vượt xa F-35 về mặt này.

 

Máy bay của Nga hiện đang được hỗ trợ bởi các phiên bản sửa đổi của động cơ Su-30 Flanker có tên Izdeliye 117 hoặc AL-41F1. Động cơ này tạo ra khoảng 33.000 pound sức đẩy. Tuy nhiên, việc sử dụng động cơ này chỉ là tạm thời bởi nếu bay xa nó rất nóng. Dự kiến đến năm 2020, PAK-FA sẽ được thay thế bằng động cơ mới tên Izdeliye 30.

 

PAK-FA cũng được trang bị bộ hệ thống điện tử mạnh mẽ, vốn được cải tiến từ hệ thống của loạt máy bay Flanker Sukhoi.

Hơn nữa, có những dấu hiệu cho thấy PAK-FA cũng được trang bị các giàn radar L-band, có thể phát hiện ra những chiến đấu cơ tàng hình đã định cỡ. Trong khi radar L-band không cho phép PAK-FA nhắm tới một máy bay tàng hình thì nó lại cho phép phi công tập trung vào những bộ phận cảm biến khác của máy bay tại một vùng cụ thể trên bầu trời.

Ngoài ra radar và các biện pháp hỗ trợ điện tử, PAK-FA còn được trang bị khả năng tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại.

Trong khi người Nga đã thực hiện bước nhảy vọt trong khả năng cảm biến, các máy bay Mỹ vẫn giữ lợi thế về sự hợp nhất giữa cảm biến và dữ liệu, điều này rất quan trọng đối với chiến tranh hiện đại.

Tuy có nhiều lợi thế nhưng PAK-FA cũng có những yếu điểm. Người Nga thường không có nhu cầu để chiến đấu bên trong một hệ thống phòng không tích hợp hiện đại, phức tạp như các máy bay của Mỹ. Như vậy, trong khi PAK-FA không có tính năng tàng hình, nó ít nhấn mạnh vào công nghệ quan sát thấp hơn F-22 hay F-35.

Để đánh giá toàn diện PAK-FA trước khi nó được tung ra là một điều khó khăn ngay cả đối với những người được tiếp xúc với dữ liệu tình báo quân sự. “Thật khó để nói cho đến khi PAK-FA được đưa vào sản xuất”, một quan chức cấp cao của Không quân Mỹ nói. “Tôi nghi ngờ việc chúng ngang ngửa với các chiến đấu cơ thế hệ 5 của chúng tôi nhưng chúng tôi không có nhiều và họ có chúng có thể vượt qua các chiến đấu cơ thế hệ 4 (như F-15, F-16 hay F/A-18).

Bảo Linh (tin tức nationalinterest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news