Tin mới

Phán quyết vụ kiện Biển Đông gần kề, Mỹ - Trung chạy đua "ve vãn" quốc tế

Thứ sáu, 13/05/2016, 17:26 (GMT+7)

Trung Quốc và Mỹ đang dốc hết sức để đạt được mục tiêu của mình trước phán quyết của tòa trọng tài về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lớn Biển Đông. Cả 2 đang tiến hành hàng loạt các hoạt động ngoại giao và quân sự tại Đông Nam Á trong những tuần gần đây.

Trung Quốc và Mỹ đang dốc hết sức để đạt được mục tiêu của mình trước phán quyết của tòa trọng tài về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lớn Biển Đông. Cả 2 đang tiến hành hàng loạt các hoạt động ngoại giao và quân sự tại Đông Nam Á trong những tuần gần đây.

Nguy cơ là rất cao. Trong khi quyết định của tòa án quốc tế trong vụ kiện chống lại Trung Quốc của Philppines là không thể thực thi, nó vẫn có thể tạo đà ủng hộ hoặc chống lại Bắc Kinh. Từ lâu, Trung Quốc đã tất bật với việc khai hoang đất tại vùng biển trị giá hơn 5 nghìn tỷ USD thương mại mỗi năm.

Vấn đề được tòa trọng tài ở The Hague giải quyết -  hơn 10.000 km từ Biển Đông - trở thành trung tâm cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc tại Tây Thái Bình Dương. Với Trung Quốc và Mỹ, cuộc đua giành sự ủng hộ của nhiều nước nhất có thể (cả lớn lẫn nhỏ) trước khi phán quyết được đưa ra là dễ hiểu.

"Nếu xét trên một bàn cờ, tất cả mọi người đang di chuyển các quân cờ quanh việc dự đoán giai đoạn tiếp theo của những sự kiện tại Biển Đông nổi lên từ cái mà PCA (Tòa trọng tài Thường trực) phát hiện", Malcolm Davis, nhà phân tích cấp cao thuộc viện Chính sách Chiến lược Australia tại Canberra nói.

Đá Chữ Thập tại Biển Đông. Ảnh: Getty

Các quan chức cấp cao đang rất bận rộn. Sĩ quan quân đội hàng đầu của Trung Quốc gần đây đã đưa văn công tới đá Chữ Thập trái phép. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã lôi kéo Nga và tuyên bố nhận được sự ủng hộ từ các nước như Gambia, Ba Lan, Qatar khi lập luận rằng tòa trọng tài không có thẩm quyền và tranh chấp nên được giải quyết song phương.

Trung Quốc thậm chí còn nỗ lực lôi kéo Fiji trở lại lập trường của mình song bất thành. Các đại sứ của Bắc Kinh còn đang kêu gọi người bên ngoài ngừng can thiệp.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã lên tàu sân bay tham gia tuần tra Biển Đông ngay sau khi đồng ý thỏa thuận tăng cường cho phép quân đội Mỹ được luân chuyển tại các căn cứ quân sự ở Philippines. Chiến hạm USS William P.Lawrence đã bơi trong khu vực 12 hải lý quanh đá Chữ Thập trong tuần này. Tại đây, Trung Quốc đã xây xong một đường băng.

Các tàu bảo vệ bờ biển

Philippines chỉ là một trong số các bên có yêu sách ở Biển Đông nhưng đây là nước lên tiếng nhiều nhất. Kể từ khi gạt tòa trọng tài quốc tế qua một bên vào năm 2013, Trung Quốc đã xây dựng hơn 3.000 mẫu vuông đất tại 7 hòn đảo, đá tại khu vực này và các tàu hải quân, tàu bảo vệ bờ biển của Bắc Kinh hiện diện thường xuyên hơn.

Một phần của chiến dịch ngoại giao là nhằm vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, tiếng nói trung ương xuyên suốt các nước tại khu vực Biển Đông. Cho đến nay, ASEAN đều tránh chỉ trích trực tiếp Trung Quốc trong khi kêu gọi giảm thiểu căng thẳng. Trung Quốc rất muốn giữ tình trạng hiện nay và chỉ cần một thành viên ASEAN đứng về phía họ để làm được điều này. Thương mại của Trung Quốc với ASEAN năm 2014 là hơn 360 triệu USD, còn hơn cả Mỹ.

Thương mại song phương của Trung Quốc với ASEAN đã vượt qua Mỹ, Nhật. Ảnh: ASEAN

Các nước khác, trong đó có Mỹ đang nhấn mạnh sự cần thiết của một ASEAN đoàn kết, kiên quyết trong việc phản ứng lại với phán quyết của tòa trọng tài.

Vì vậy, các nhà ngoại giao Trung Quốc và Mỹ đang tung hoành ngang dọc ở khu vực này. Ông Vương Nghị đã gặp gỡ với các lãnh đạo Brunei, Cam-pu-chia và Lào. Trong tuần này, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Dương Khiết Trì đã tới Malaysia, Indonesia. Ông Daniel Russel, nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ tại Đông Á đã hoàn thành chuyến bay qua Lào, Việt Nam và Malaysia vào ngày 12/5. Tổng thống Barack Obama sẽ tới thăm Việt Nam trong tháng này trước khi tới Nhật Bản để tham dự hội nghị thượng đỉnh G7. Tại đây, ông có thể tìm kiếm sự ủng hộ cho tính hợp pháp của tòa trọng tài.

Nếu phán quyết của The Hague không có lợi cho Trung Quốc, thì gần như chắc chắn Bắc Kinh sẽ không chấp nhận kết quả. Câu hỏi đặt ra là phản ứng sau đó sẽ thế nào.

Trung Quốc có thể hạ nhiệt căng thẳng bằng cách tạm ngừng xây dựng tại những nơi mình đã chiếm đóng. Hoặc có thể bắt đầu xây dựng một hòn đảo trên bãi cạn Scarborough chiếm của Philippines vào năm 2012. Bãi cạn không người ở này nằm cách Manila vài trăm kilomet.

Người dân Phillippines biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough bên ngoài tòa đại sứ Trung Quốc tại thành phố Makati, tháng 4/2012. Ảnh: Getty

Radar, máy bay và tên lửa của Trung Quốc tại Scarborough có thể vươn tới Manila cũng như các căn cứ được quân đội Mỹ sử dụng. Việc xây dựng trên bãi cạn này có thể sẽ là "chiếc đinh cuối cùng đóng vào quan tài" dành cho những nỗ lực quản lý căng thẳng của ASEAN, theo ông Zack Cooper, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược tại Washington.

Một quân bài tự do là ông Rodrigo Duterte, người mới trở thành tổng thống Philippines trong tuần này. Ông Duterte đã đưa ra những thông điệp lẫn lộn, cho thấy ông có thể đàm phán với Trung Quốc hoặc ngược lại, tự mình lao vùng tranh chấp để đòi chủ quyền.

"Dù làm cách nào thì nó cũng cung cấp cho Trung Quốc một lối thoát. Một mặt, họ có thể nói "Philippines phá vỡ các quy tắc và chuẩn mực" hoặc họ có thể nói "Bắc Kinh và Duterte đã tiến tới sự hiểu biết và quyết định của PCA không phải là vấn đề".

Bảo Linh (Bloomberg)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news