Tin mới

Phát hiện kim cương trong thiên thạch rơi xuống Trái Đất

Thứ hai, 01/06/2015, 15:21 (GMT+7)

Thiên thạch rơi vào bầu khí quyển Trái đất và nổ tung tại sa mạc Nubian, Sudan năm 2008 tạo ra vô số mảnh kim cương cỡ lớn.

Thiên thạch rơi vào bầu khí quyển Trái đất và nổ tung tại sa mạc Nubian, Sudan năm 2008 tạo ra vô số mảnh kim cương cỡ lớn.

Đó là trường hợp của thiên thạch 2008 TC3 (hay Almahata Sitta) khi nó rơi vào bầu khí quyển Trái Đất và nổ tung trên bầu trời sa mạc Nubia (Sudan) cách đây 7 năm trước. Nhưng điều đặc biệt của Sitta khi đây là lần đầu tiên một thiên thạch được phát hiện và theo dấu cho đến tận khi nó rơi vào hành tinh này. Ngay lập tức, những người săn thiên thạch kéo nhau đến Sudan để thu thập những mảnh vụn của Sitta. Dù rằng đây không phải là điều lạ lùng, vì nhiều thiên thạch khác cũng như vậy. Song những khối kim cương trong Sitta có kích thước lớn hơn đáng kể. Một nghiên cứu được tiến hành để tìm hiểu nguyên nhân của sự khác biệt trên.

Một mẩu thiên thạch Almahata Sitta (màu đen). Ảnh: NASA

Khi các nhà khoa học bắt tay "khám nghiệm hiện trường", họ nhận thấy kim cương trên Sitta không được hình thành theo cách "thông thường" như các thiên thạch khác. Về bản chất, kim cương là một dạng thù hình của carbon tương tự than chì. Nhưng kim cương được tạo ra trong môi trường áp suất lớn và nhiệt độ cao. Khi một thiên thạch chứa nhiều carbon rơi vào Trái Đất ở tốc độ cao, nó bị đốt cháy ở nhiệt độ và áp suất rất cao.

Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu hai giả thuyết về sự hình thành kim cương này. Giả thuyết thứ nhất là các nguyên tử cacbon tự lắng đọng dần dần trong môi trường khí loãng ngoài không gian, tạo ra kim cương.

Các hạt kim cương trong không gian. Ảnh: NASA

Giả thuyết thứ hai, đáng tin cậy hơn, cho rằng những viên kim cương này được tạo ra trong lòng một “planetestimal”, vật thể có kích thước trung gian giữa một tiểu hành tinh và một hành tinh thực sự.

Ngoài ra, còn một vấn đề đáng chú ý khác - nếu đã có một thiên thạch như Sitta, ắt hẳn ngoài kia vẫn còn nhiều Sitta 2, Sitta 3... Sitta n với lõi được làm bằng kim cương 4,5 tỷ năm tuổi! Và nếu các nhà khoa học có thể xác định được chính xác nơi Sitta đã từng "ở", biết đâu con người lại chẳng tìm thấy một "mỏ" kim cương tận trên trời!

Trang Vũ (tổng hợp)

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news