Tin mới

Philippines trình bản đồ 300 tuổi, lật tẩy tuyên bố về "đường 9 đoạn" của TQ

Thứ ba, 09/06/2015, 15:44 (GMT+7)

Chính phủ Philippines sẽ nộp lên Tòa án Liên hợp quốc về Luật Biển ở The Hague, Hà Lan trong tuần này tấm bản đồ gần 300 tuổi về Biển Đông. Theo đó, bãi cạn Scarborough thuộc lãnh thổ Philippines từ ba thế kỷ trước.

Chính phủ Philippines sẽ nộp lên Tòa án Liên hợp quốc về Luật Biển ở The Hague, Hà Lan trong tuần này tấm bản đồ gần 300 tuổi về Biển Đông. Theo đó, bãi cạn Scarborough thuộc lãnh thổ Philippines từ ba thế kỷ trước.

Phóng to Bãi cạn Panacot (Panatag/Scarborough) trên bản đồ Murillo Velarde. Ảnh: Philstar

Bản đồ Murillo Velarde được xuất bản năm 1734 tại Manila bởi cha cố dòng Jesuit người Tây Ban Nha Pedro Murillo Velarde và được gọi theo tên ông, theo CNN.

Theo tin tức từ Phil Star, bản đồ có kích thước 1.120 mm x 1.200 mm, ghi rõ tên hai người Philippines phụ trách là Francisco Suarez, vẽ, và Nicolas de la Cruz Bagay, khắc bản in.

Trên bản đồ cổ, khu vực bãi cạn Scarborough mang tên "Panacot", còn được nguời Philippines gọi là "Panatag", nằm ở ngoài khơi Luzon, khi đó là "Nueva Castilla".

Bãi đá ngầm Scarborough là một trong những tranh chấp lãnh thổ giữa Philippines và Trung Quốc mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham.

Tài liệu thuộc quyền sở hữu của một quý tộc Anh vào năm 2012. Văn phòng Sothby’s ở London đã bán đấu giá và doanh nhân người Philippines Mel Velarde đã mua với giá hơn 170.500 Bảng Anh (266.000 USD). Ông quyết tâm trả đến mức giá cuối cùng vì nghĩ nó sẽ là bằng chứng cho vụ kiện giữa Philippines với Trung Quốc mặc dù số tiền phải trả vượt quá mức chi tối đa của Bảo tàng Quốc gia, sau đó ông tặng lại cho nơi này.

Doanh nhân Mel Velarde

Một bản sao có chứng thực của bản đồ sẽ được doanh nhân Philippines Mel Velarde trình lên Tổng thống Benigno Aquino vào ngày 12/6, trùng với quốc khánh nước này.
Nhà sử học Amberth Ocampo cho biết bản đồ Murillo Velarde năm 1734 chỉ có chưa đầy 50 bản sao còn đang tồn tại.

Theo Edwin Lacierda, người phát ngôn tổng thống Philippines, bản đồ sẽ giúp củng cố vị thế của quốc đảo trong vụ kiện ở tòa quốc tế bởi nó bác bỏ cái gọi là "đường 9 đoạn" mà Trung Quốc đang dùng để tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.

Tháng 1/2013, Philippines đệ đơn lên Tòa Trọng tài Thường trực nhằm tìm cách vô hiệu hóa tuyên bố chủ quyền dựa trên "đường 9 đoạn" phi lý của Trung Quốc.

Tháng 3/2014, Manila trình tập hồ sơ pháp lý dày 4.000 trang để củng cố thêm cho vụ kiện.

Đến tháng 3/2015, Philippines đã đệ trình lên Tòa án Trọng tài Liên hợp quốc về Luật biển tài liệu bổ sung bao gồm nhiều luận cứ, chứng cứ và bản đồ để chứng minh bản đồ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên Biển Đông là vô giá trị.

Năm 2009, Trung Quốc gửi lên Liên Hiệp Quốc tấm bản đồ “đường 9 đoạn”, tuyên bố chủ quyền phi pháp ở biển Đông. Theo yêu sách này, Trung Quốc chiếm khoảng 2 triệu km2 diện tích biển và 13 km2 diện tích đất trên biển Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bãi cạn Scaborough.

Vào ngày 5/12/2014, thông qua báo cáo phân tích dài 26 trang, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng kết luận rằng yêu sách của Trung Quốc về "đường 9 đoạn" là phi pháp, không phù hợp với luật biển quốc tế.

Theo Chi MK/Tổng hợp

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news