Tin mới

Phim “ăn theo” vụ thảm sát ở Bình Phước: Có dấu hiệu vi phạm luật?

Thứ hai, 17/08/2015, 14:56 (GMT+7)

“Theo quy định của Luật điện ảnh 2006, việc phát hành phim khi chưa có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc chưa có quyết định phát sóng của người đứng đầu đài truyền hình Việt Nam, đài phát thanh – truyền hình… là hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phát hành phim. Do đó, nếu bộ phim “Vụ thảm sát số 6” được phát hành khi chưa có giấy phép phổ biến của cơ quan có thẩm quyền là vi phạm quy định của pháp luật” – Luật sư Đăng Văn Cường cho biết.

“Theo quy định của Luật điện ảnh 2006, việc phát hành phim khi chưa có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc chưa có quyết định phát sóng của người đứng đầu đài truyền hình Việt Nam, đài phát thanh – truyền hình… là hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phát hành phim. Do đó, nếu bộ phim “Vụ thảm sát số 6” được phát hành khi chưa có giấy phép phổ biến của cơ quan có thẩm quyền là vi phạm quy định của pháp luật” – Luật sư Đăng Văn Cường cho biết.

Phim “Thảm sát số 6” mô tả lại những chi tiết rùng rợn liên quan đến vụ thảm án ở Bình Phước, do ca sỹ Trịnh Phong cùng ê-kip của mình thực hiện sau khi được phát tán trên mạng xã hội Youtube đã nhận không ít “gạch đá” của dư luận.

Đáng chú ý, phim ngắn này không có thông tin cơ quan kiểm duyệt để phát hành. Nội dung phim ngắn được xây dựng dựa trên vụ thảm sát tại Bình Phước. Nội dung thước phim ghi lại những hành động man rợ, những cảnh giết người bạo lực gây cảm giác ghê rợn cho người xem, chính vì vậy đã có nhiều người phản đối ekip sản xuất clip này.

Hình ảnh cắt ra từ video “Thảm sát số 6”.

Được biết, video trên hiện tại đã được Youtube ẩn đi.  Một số trang/kênh khác copy về và đăng tải lại thì đến thời điểm hiện tại đều được gỡ bỏ.

Để rộng đường dư luận, PV đã có cuộc trao đổi với luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp - Đoàn luật sư TP Hà Nội.

Luật sư Đặng Văn Cường cho biết, có thể nói vụ thảm sát tại Bình Phước vừa mới xảy ra gần đây để lại nỗi đau quá lớn cho gia đình, người thân của nạn nhân và mang đến sự kinh hoàng trong xã hội bởi những kẻ sát nhân máu lạnh. Vì vậy, việc đưa tin, hình ảnh và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật khác đều cần phải cân nhắc về nội dung và hình thức truyền tải thông tin sao cho không khoét sâu vào nỗi đau của gia đình nạn nhân, không cổ súy cho hành vi côn đồ, máu lạnh, không gây kinh sợ, ám ảnh đối với người xem.

“Việc xuất hiện clip mô tả những tình tiết giết người một cách man rợ như trên, để nguyên thông tin về nhân thân, hình ảnh của nạn nhân trong vụ thảm sát 6 người ở Bình Dương là hành động không thể chấp nhận được. Bộ phim đã tái hiện các chi tiết giết người man rợ, giữ nguyên tên tuổi và mọi thông tin về nạn nhân cũng như hung thủ, điều này khơi dậy quá nhiều nỗi đau từ phía gia đình các nạn nhân cũng như những người làm cha, làm mẹ của hung thủ, làm người xem có cảm giác "mạnh", ghê sợ, kinh hãi, gây hoang mang cho nhiều người” – luật sư Cường nói.

Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp - Đoàn luật sư TP.Hà Nội 

Luật sư Cường cho biết thêm, những cảnh bạo lực, giết chóc trong phim kinh dị thường để lại những ấn tượng không tốt cho người xem, tạo ra sự ám ảnh hoặc khơi dậy, nuôi dưỡng tâm lý coi thường mạng sống của người khác, làm lệch lạc trong suy nghĩ, tâm lý của nhiều trẻ em, từ đó có thể tạo ra những kẻ côn đồ, máu lạnh.

“Việc dựng thành phim như trên đối với vụ thảm sát ở Bình Phước như đã nêu ở trên không những không có tính chất giáo dục mà còn có thể mang lại nhiều hệ lụy cho xã hội, có thể thúc đẩy cho hành động tội phạm, vô tình trang bị cho những kẻ côn đồ, manh động có thêm thủ đoạn, để thực hiện hành vi phạm tội, gây tâm lý sợ hãi, hoang mang trong dư luận…” – luật sư nhấn mạnh.

“Theo quy định của Luật điện ảnh 2006, việc phát hành phim khi chưa có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc chưa có quyết định phát sóng của người đứng đầu đài truyền hình Việt Nam, đài phát thanh – truyền hình… là hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phát hành phim. Do đó, trong trường hợp trên, nếu bộ phim “Vụ thảm sát số 6” được phát hành khi chưa có giấy phép phổ biến của cơ quan có thẩm quyền là vi phạm quy định của pháp luật” – luật sư Cường cho biết thêm.

Luật sư Cường phân tích, nội dung của bộ phim ngắn nêu trên mang tính chất kích động bạo lực, cũng là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động sản xuất phim. Cụ thể, khoản 2, Điều 11 Luật điện ảnh 2006 quy định:

Hành vi “Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục” là hành vi bị cấm.

Việc sản xuất phim ngắn “Vụ thảm sát số 6” mang nội dung kích động bạo lực nêu trên có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.

Vì vậy, người sản xuất, phát hành, truyền bá những thông tin, hình ảnh về đoạn phim trên có thể bị xử phạt hành chính theo các quy định pháp luật nêu trên.

Liên quan đến vụ việc, báo Công an Nhân dân đưa tin, Công an tỉnh Bình Phước, khẳng định: Khi “phim ngắn” này được phát tán trên mạng xã hội YouTube đã gây ra nhiều dư luận trái chiều, gây xôn xao, dao động và tạo tâm lý bất an, lo sợ trong quần chúng nhân dân, gây phẫn nộ đối với gia đình nạn nhân khi xây dựng những hình ảnh, nội dung không đúng với biểu hiện, cư xử giữa gia đình nạn nhân với bị can Dương mà nội dung bộ phim phản ánh. Đồng thời, Công an tỉnh Bình Phước cũng khẳng định, các chi tiết về nội dung phim là do tác giả suy luận theo suy nghĩ chủ quan, phỏng đoán cá nhân.

“Trong phim cũng sử dụng các hình ảnh và mô phỏng các biện pháp điều tra, bắt giữ đối tượng Dương, Tiến không đúng quy định của pháp luật và hoàn toàn khác biệt với những gì mà cơ quan Công an thực hiện. Xây dựng nội dung dựa trên sự không hiểu biết, chủ quan, duy ý chí của tác giả khi thông qua một số hình ảnh báo chí và dư luận xã hội”, Công an tỉnh Bình Phước khẳng định.

Cơ quan công an tỉnh Bình Phước đề nghị các cơ quan chức năng cần nhanh chóng thành lập hội đồng thẩm định nội dung của “Thảm sát số 6” để xem xét cụ thể các dấu hiệu vi phạm, từ đó có căn cứ xử lý theo quy định của pháp luật.

Tiểu Phương

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Tử tù Nguyễn Hải Dương xin hiến xác: Có được chấp nhận?

Theo luật sư, với quy định pháp luật hiện hành thì "tử tù" không bị hạn chế quyền yêu cầu hiến tạng, hiến xác. Tuy nhiên, nếu tử tù bị tiêm thuốc độc thì không thể thực hiện được thủ tục hiến xác…