Tin mới

Phó TT Vũ Đức Đam đánh giá 3 phương án kỳ thi quốc gia của Bộ Giáo dục

Thứ ba, 29/07/2014, 15:50 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Đánh giá 3 phương án thi, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, Phương án 1 và 2 thực chất là một phương án, không bắt học sinh thi hết các môn. Phương án 3 là “học gì thi nấy”.

(Tinmoi.vn) Đánh giá 3 phương án thi, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, Phương án 1 và 2 thực chất là một phương án, không bắt học sinh thi hết các môn. Phương án 3 là “học gì thi nấy”. 

Phương án 2 hay nhưng ...phương án 1 mới có thể triển khai ngay 

Sáng nay, Bộ GD-ĐT vừa đưa ra ba phương án về kỳ thi quốc gia để lấy ý kiến.

Phương án 1 (thi theo môn), các thí sinh thi 8 môn, gồm: Toán, Ngữ văn, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý và Ngoại ngữ; có 8 buổi thi trong 4 ngày, mỗi buổi thi 1 môn.

Phương án 2 sẽ thi theo bài. Trong kỳ thi, 8 môn học ở lớp 12 THPT gồm: Toán, Ngữ văn, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý và Ngoại ngữ được chọn để tổng hợp thành 5 bài thi gồm: bài thi Toán; bài thi Ngữ văn; bài thi Ngoại ngữ; bài thi Khoa học Tự nhiên (gồm Vật lý, Hóa học và Sinh học); bài thi Khoa học Xã hội (gồm Lịch sử và Địa lý).

Phương án 3, Bộ GD-ĐT cũng lên kế hoạch thi theo bài. Trong kỳ thi này, 11 môn học ở lớp 12 THPT gồm: Toán, Ngữ văn, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ, Tin học, Công nghệ và Giáo dục công dân được chọn để tổng hợp thành 4 bài thi gồm: bài thi Toán - Tin (gồm các môn Toán và Tin học); bài thi Khoa học Tự nhiên (gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học và Công nghệ); bài thi Khoa học Xã hội (gồm Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân); bài thi Ngoại ngữ. Bốn bài thi được chia làm 2 ngày, các thí sinh phải thi cả 4 bài thi nói trên.

Tại hội nghị, các đại biểu đưa ra nhiều ý kiến khác nhau về các phương án. Tuy nhiên, hết buổi sáng nay, vẫn chưa có phương án chốt cho kỳ thi này. Một số ý kiến cho rằng, Bô phát phương án cho đại biểu khi đến dự rồi sau hơn 1 tiếng yêu cầu phát biểu chọn phương án là không khả thi. Để đưa ra phương án chốt, Ban chỉ đạo dự án nên lấy ý kiến từ các giáo viên, học sinh.  

Ông Bùi Đức Cường, Giám đốc sở GD-ĐT Thái Nguyên đồng tình với phương án 1 và cho rằng thi theo phương án này phù hợp tình hình thực tế ở các địa phương...

Kỳ thi quốc gia năm 2015: Mỗi người một ý, chưa có phương án chốt

Ảnh minh họa

Chung ý kiến, theo Giám đốc Sở GD- ĐT TP.HCM Lê Hồng Sơn, các trường phổ thông cần có khoảng thời gian cần thiết để chuẩn bị, điều chỉnh trước khi đổi mới. Nếu thực hiện từ năm 2015 thì ông nghiêng về phương án 1. Tuy nhiên, ông cho rằng, phương án 2 có nhiều ưu điểm nhưng nên triển khai khi đã chuẩn bị kỹ. Phương án 3 nên là phương án kế tiếp phương án 2.

Ông Trần Thanh Đức, Phó chủ tịch UBND Tỉnh Tiền Giang cũng cho rằng trước mắt nên thực hiện phương án 1. Mục đích thực hiện đổi mới kỳ thi quốc gia tốt ta cần phải có những điều chỉnh mạnh ở tuyển sinh ĐH CĐ xóa bỏ việc thi theo khối: “Với phương án 1 thì mục đích này vẫn có thể thực hiện được ngay trong năm sau mà không cần gây xáo trộn cho học sinh, giáo viên”

Trong khi đó Hiệu trưởng ĐH sư phạm Hà Nội Nguyễn Văn Minh nghiêng về phương án 2 và cho rằng có thể thực hiện ngay trong năm 2015.

Trong khi đó TS Nguyễn Văn Minh – Hiệu  trưởng trường ĐH Sư Phạm Hà Nội lại cho rằng, phương án 2 là hợp lý, vừa gọn nhẹ (thi  trong 2,5 ngày) mức độ tổng hợp, tích hợp các bài thi mạnh đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục. Tuy nhiên, ông Minh cũng cho rằng: “Cần phải tích hợp môn tin học trong bài thi Khoa học tự nhiên để đáp ứng nhu cầu của thời đại. Ngoài ra bài thi Khoa học xã hội cần có thêm môn giáo dục công dân”. 

Tương tự, ông Trần Trọng Khiếm - Giám đốc Sở GD-ĐT Cần Thơ cho rằng về lâu dài có thể chọn phương án 2, nhưng trước mắt nên chọn phương án 1 cho phù hợp tình hình thực tế.

Kỳ thi quốc gia là để tiết kiệm nhưng...làm không kéo thì tốn kém hơn

Đánh giá 3 phương án thi, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, Phương án 1 và 2 thực chất là một phương án, không bắt học sinh thi hết các môn. Phương án 3 là “học gì thi nấy”. Phương án 1 và 2 chỉ khác nhau ở chỗ thi theo môn và thi theo bài. Các bài liên môn hiện tại chưa có tích hợp mà chỉ tổng hợp kiến thức các môn học. Vì thế, chưa có gì trái với chương trình hiện tại.

“Bộ GD ĐT nên quan tâm đến việc các trường ĐH, CĐ cần gì ở kỳ thi quốc gia chung này? Nói kỳ thi quốc gia chung giảm tốn kém là chưa chuẩn nếu ta không làm tốt, các trường ĐH CĐ không tin tưởng vào kết quả của kỳ thi mà vẫn phải thi riêng, kiểm tra ngoài để lấy được người học đủ điều kiện thì sẽ gây tốn kém gấp nhiều lần”, Phó thủ tướng nói.

Phó thủ tướng yêu cầu đổi mới thi cử phải gắn với đổi mới chương trình SGK trong tương lai: “Kỳ thi quốc gia chung phải thể hiện được số đo chính xác của một học sinh. Số đo này sẽ giúp một học sinh có kể cả ở vùng nông thôn nghèo, không được người lớn định hướng cũng có thể chọn được trường và ngành học thích hợp cũng như giúp cho trường chọn được người học phù hợp nhất với trình độ đào tạo của mình. Tức là số đo ấy nhất khoát phải chính xác. Bộ GD ĐT phải làm thế nào để tạo được lòng tin của các trường, phụ huynh, học sinh và toàn xã hội”.

Cũng theo Phó thủ tướng, Bộ GD ĐT cần thận trọng, lắng nghe ý kiến rộng rãi, có thể sẽ không chỉ có 3 phương án đã đề xuất mà còn có thể có những phương án khác, hợp lý hơn, khả thi hơn”.

Phó thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GD ĐT sớm lấy ý kiến thống nhất phương án thi để công bố với dư luận vào đầu tháng 9, trước khi năm học mới bắt đầu.

V.Anh

Xem thêm clip có thể bạn quan tâm:

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: Kỳ thi quốc gia